Thông báo

Icon
Error

3 Trang<123>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#21 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 26


Chánh văn:

Giang Nguyệt Chiếu, Tùng Phong Xuy
Vĩnh Dạ Thanh Tiêu Hà Sở Vi
Phật Tánh Giới Châu Tâm Địa Ấn
Vụ Lộ Vân Hà Thể Thượng Y


Dịch:

Trăng Rọi Sông, Gió Lay Tùng
Đêm Trường Thanh Vắng Có Chi Làm
Phật Tánh Giới Châu Tâm In Rõ
Mây Ráng Sương Mù Áo Khoắc Thân
.


Khi một người tu hành trở về với tự tâm thanh tịnh của mình rồi, thì tất cả những sự việc nó đều bình đẳng. Ở đâu, ở mọi nơi mọi pháp đều in rõ “ phật tánh giới châu tâm in rõ”. Và khi tất cả vạn pháp in rõ như vậy, tức là ngay nơi ấy, ngay nơi tất cả sự vật đều thể hiện lên cái sáng biết như châu. Đã sáng biết như châu, thì không có một vật gì nhiễm cả, luôn cả sự tịnh và động cũng không dính mắc vào.

Chẳng Thấy Một Pháp Còn Thấy Không,
Giống Như Mây Nổi Che Mặt Nhật.
Chẳng Biết Một Pháp Giữ Biết Không,
Lại Như Hư Không Sanh Điện Chớp,
Tri Kiến Này Bỗng Nhiên Dấy Lên
Lầm Nhận Đâu Từng Hiểu Phương Tiện,
Ông Phải Một Niệm Tự Biết Lỗi
Tự Kỷ Linh Quang Thường Hiển Hiện.


Ngay bài thơ này của đức Lục Tổ Huệ Năng nói lên cái chân tánh của mình. Nếu ngay nơi chỗ chúng ta tu chẳng thấy một pháp nào nơi đấy, nhưng ngay nơi đó ta chấp lấy cái không thì cũng giống như đám mây trên trời che mặt trời lại. Chẳng biết một pháp. Ngay chỗ mình tu tâm cứ nghĩ rằng không chấp giữ một pháp nào cả, nhưng khi chúng ta dấy niệm như vậy là ta đã chấp giữ cái không rồi. Cho nên trong pháp tu Trí huệ Bát nhã trở về với cái biết thanh tịnh hằng có của mình, là một quá trình quán soi, tu học thật kỹ. Rồi ngay chỗ đó đem những cái biết đó quăng vào thùng rác đi. Ngay chỗ đó đức Lục Tổ bảo rằng : “Ông phải một niệm tự biết lỗi. Ngay chỗ thời gian, tích tắc, sát na đó, mình hãy tự biết lỗi thì nó mới: Tự Kỷ Linh Quang Thường Hiển Hiện”.

Để thấy sự mầu nhiệm của phương pháp tu Trí Bát nhã của đức Lục Tổ. Xin trích lời nói của Ngài: “Ông nên xem nơi bản tâm của mình, chớ có chấp pháp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm người tự có sai biệt. Thấy nghe đọc tụng ấy là Tiểu thừa. Ngộ pháp hiểu nghĩa ấy là Trung thừa. Y pháp tu hành ấy là Đại thừa. Muôn pháp đầy đủ tất cả không nhiễm, lìa các pháp tướng một cũng không được, gọi là tối Thường thừa. Thừa là nghĩa hành không phải ở miệng rành. Ông phải tự tu chớ có hỏi tôi. Trong tất cả thời tự tánh, tự như”. Như vậy qua lời của đức Lục Tổ ta thấy nơi ấy hoàn toàn không dung một pháp nào để tác động nó cả. Tự tánh thanh tịnh tự nó như, quan sát thấy tất cả pháp duyên hợp hư huyễn không dính, không theo. Thấy tự tánh tự như không chấp vào cái tịnh. Nếu chấp vào cái tịnh đó thành ra chấp vào cái tịnh vọng. Vì tịnh nó đã hằng có sẵn rồi, không phải nhờ vào một phương pháp nào để tác động trở thành tịnh cả.

Như vậy tất cả vạn niệm, vạn pháp đều có sẵn cái biết thanh tịnh như vậy. Cho nên tranh nước, hoa nở, suối reo. Tất cả mọi cái đều thể hiện lên đạo màu thanh tịnh đó. Nếu không có cái biết hằng thanh tịnh đó, thì mọi vật đến mọi hành động của ta đều không biết cả. Có nó mới thông suốt, nó đều phát xuất từ trong tâm thanh tịnh của mình cả. Khi cử động mỉm cười, nhướng mày, nheo mắt ta đều thông hiểu cả. Cái thông hiểu đó nó có trên vạn pháp bình đẳng như như bất động. Vì nó không phân biệt, không chấp dính vào vật nào cả.

Mây Ráng Sương Mù Áo Khoác Thân.

Đâu đâu cũng sáng thông biết cả, thì cái thân tâm này trải rộng trên khắp vạn vật, vạn pháp, thì áo là sương là mây. Tất cả đều là đạo. Người hành giả tu theo mật chú Chuẩn Đề phải biết thể hiện tu tâm của mình như thế, lấy – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để trưởng dưỡng tâm thanh tịnh. Lấy mật chú Chuẩn Đề kia làm Phật sự, vì khi thể hiện tâm ấy là – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, tất cả chúng sinh trong tâm ta; hờn giận, yêu ghét, thương buồn, thiện ác đều mang in rõ – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, thì vô lượng chúng sinh kia sẽ được hóa độ. Hàng ngày chúng ta hóa độ vô lượng chúng sinh kia trong tâm mình, thì cũng tất hóa độ chúng sinh ở ngoài xã hội. Khi người ta đem cái giận hờn đến, người ta làm hại khổ mình, người ta tạo tác làm vui mình. Những cái thọ cảm đó nó đến như vậy, nhưng ngay đây ta đều chỉ biết chúng là – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Dù cho có vô lượng chúng sinh như vậy đi nữa, nhưng vẫn nói chúng một mật ngữ - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, làm động tác, động chuyển cũng vang lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Như vậy nó đến nó lui, nó cũng đều bình đẳng như một. Chỉ có một cái biết hằng có mật chú Chuẩn Đề, mà ngay đây mật chú cũng đồng với tánh không. Vì nó không có một nghĩa gì cả, và cái biết đó cũng không ở nơi chốn nhất định nào cả. Nên không có ngã và ngã sở. Như thị - Như lai – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Pháp Gốc Pháp Không Pháp.
Pháp Không Pháp Cũng Pháp.
Nay Khi Trao Không Pháp.
Mỗi Pháp Đâu Từng Pháp.


Tổ Ca Diếp.






PHẨM 27




Chánh văn:

Hàng Long Bát, Giải Hổ Tích
Lưỡng Cô Kim Hoàn Minh Lịch Lịch
Bất Thị Tiêu Hình Hư Sự Trì
Như Lai Bảo Trượng Thân Tung Tích


Dịch nghĩa:

Bát Hàng Rồng, Gậy Giải Cọp
Hai Dãy Khoen Vàng Khua Lảnh Lót
Nào Phải Nêu Bày Giữ Việc Suông
Gậy Báo Như Lai Đầy Dấu Tích


Trong bài này ngài huyền giác nói lên cái tâm lực của một vị tu hành trở về với tâm thanh tịnh của mình, khi trở về với tâm thanh tịnh của mình thì mọi vật là mình, mình là tất cả, thì ngay nơi đó sự diệu dụng sẽ thể hiện lên khi người hành giả làm phật sự như:

Bát Hàng Rồng Gậy Giải Cọp
Hai Dãy Khoen Vàng Khua Lảnh Lót


Ngày xưa đức Lục Tổ Huệ Năng dùng cái bát của mình mà hàng phục rồng dữ. Ngay nơi chùa Ngài có một cái đầm lớn. Rồng ấy thường hay hiện lên làm cho mưa giông dữ dội đồ chúng rất sợ. Đức Lục tổ một hôm đến bờ đầm đó mà nói rằng: “ Ngươi chỉ giỏi hiện hình lớn, mà chẳng giỏi hiện thân nhỏ. Nếu là rồng thần thì phải giỏi biến hóa nhỏ lớn đều hiện được”. Rồng nghe người nói vậy liền lặn mất, giây lâu hiện thành thân nhỏ như con rắn, nhảy lên mặt đầm. Đức Lục Tổ bảo rằng: “ Người dám vào trong bát của lão tăng không?”. Rồng bơi tới Đức Lục Tổ lấy bát hứng nó vào bát đậy lại. Sau đó ngài cầm bát về chùa nói pháp khai thị cho nó nghe – Sau đó rồng lột xác để lại bộ xương. Đó là câu chuyện bát hàng rồng.

Còn tích nói về tích gậy giải cọp tức là dùng cây tích trượng ( gậy ) của mình hàng ngày để cản ngăn cọp đấu nhau. Ngày xưa có ông Tăng Trù, một hôm nghe cọp gầm với nhau dữ dội sư đi đến nơi thì thấy hai con cọp đang đấu với nhau, sư bèn dùng cây tích trượng đó để vào giữa để ngăn cọp không đấu nữa, thì ngay đó nhờ thần lực tâm lực của ngài, chơn chú hay phật chú trong tâm tánh ngài thể hiện ra mà hai con vật kia quá sợ bỏ chạy đi. Qua hai câu chuyện trên cho nên sau này có câu chuyện và văn thơ kể trên.

Ở hai câu chuyện trên chúng ta sẽ nhìn thấy ngay trong tâm của mình nó có một lực rất mạnh. Đức phật đã đem lực đó thể hiện ra thành diệu dụng gọi là tâm chú. Ngài đã nói ra rất nhiều diệu dụng ấy tùy theo từng căn cơ của chúng sinh, để giúp trong việc hoằng hóa phật pháp. Ngay đây người tu mật chú chuẩn đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm họ sẽ thấy ngay thần lực phật chú kia năng lực của nó vô biên ko thể nghĩ bàn được. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cũng là phật chú là tâm chú của đức Phật Mẫu Chuẩn Đề. Một thần chú nằm trong phật bộ là những chú pháp được thể hiện từ những vị Phật. Phật Mẫu Chuẩn Đề tâm chú là một tâm chú trong vô lượng chư phật đã thể hiện, cho nên gọi là Phật Mẫu. Đã từng có vô lượng vô biên chư đại Bồ tát thọ trì thần chú này đến quả vị của Phật. Cho nên công năng của tâm chú này vô lượng vô biên là vậy đó.

Người hành giả tu trì, thọ trì mật chú hàng ngày giờ thần chú ấy huân tập trong tàng thức, hóa giải và thể hiện tất cả những chủng tử trong tàng thức, thành bạch tinh thức. Từ những chúng tử lăng xăng, xôn xao trở thành trong sạch thanh tịnh, nhưng cũng ko thay đổi chủng tử bản chất của nó. Vì sao? vì người hành giả trì niệm thọ trì đến lúc ko còn người thọ trì nó nữa ko còn một pháp nào để thọ trì nữa. Ngay đây - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm vẫn thể hiện, vì tất cả chủng tử đều thể hiện lên cái hằng có biết thần chú chuẩn đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Những ngọn gió của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu...reo vang lên trong từng nhành cây.Những con chim hót, tiếng dế kêu trong đêm trường, những vì sao lấp lánh, những đóa hoa nở và tàn...những cái đó nó luôn thể hiện - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nhưng ngay đó tìm kiếm những âm thanh của chín chữ phạn đó cũng ko có nơi ấy và người trì chú đó cũng là - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Tất cả và tất cả đều là tâm chú Phật chú của Ngài, ko có hình tướng nhưng diệu dụng ở khắp mọi nơi.

Người hành giả mật chú chuẩn đề ngồi trên mỏm đá trên bờ suối, họ nghe nơi ấy tiếng suối reo là - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mắt họ thấy những đóa hoa đang nở, sự đang nở đó nó đang niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Ba Ha. Bộ Lâm. Lòng khoan khoái an lạc thọ cảm kia cũng đang vang lên mật chú Chuẩn Đề, sự gợi lên những ý niệm cũng vậy, nó cũng là mật chú. Tất cả 6 cửa đó nó đều là mật chú Chuẩn Đề, thì ngày nơi đó, bên trong ấy cũng vang lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Trúc Xinh Gió Mát Hoa Vàng
Sương Rơi, Đêm Trường Sao Sáng
Vạn Pháp Muôn Hình Muôn Vẻ
Gợi Lên Nơi Ấy
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Tất cả đều diệu dụng
Hay Dãy Khoen Vàng Khua Lảnh Lót
Nào Phải Nêu Bày Giữ Việc Suông
Gậy Báu Như Lai Đây Dấu Tích.


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:28:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#22 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 28


Chánh Văn:

Bất Cầu Chân, Bất Đoạn Vọng
Liễu Tri Nhị Pháp Không Vô Tướng.
Vô Tướng Vô Không Vô Bất Không,
Tức Thị Như Lai Chân Thực Tướng.

Dịch Nghĩa.

Chẳng Cầu Chân, Chẳng Dứt Vọng
Hai Pháp Vốn Là Không, Không Tướng.
Không Tướng, Không Không, Không Chẳng Không.
Đấy Chính Như Lai Chân Thật Tướng.


Đoạn luận này đức Huyền Giác nói lên pháp chân thực không hư dối. Mà chân thật không hư dối là sao?. Tức là khi hảnh giả thâm nhập vào tự tánh thanh tịnh ( mượn văn tự nói lên sự thâm nhập), thì ngay nơi đó tâm người hành giả không còn dính vào chân và vọng. Vì ở ngay văn tự, ý niệm đó nó là hai pháp đối với nhau. Lấy cái người ta giả hợp cho nó là thật, là chân thật rồi dùng ngay pháp ý niệm đó giả hợp, giả danh đối lập với những gì gọi là chân thật, thì cái đấy là vọng. Cho nên cái chân cũng do cái vọng mà giả sinh ra, cái vọng cũng do cái chân mà giả sinh ra thôi. Từ ngay chỗ giả sinh duyên hợp đó mà làm cho tâm ta vọng động xôn xao, chấp cái này bỏ cái kia. Khiến cho vạn pháp trùng trùng duyên khởi lên nhau không bao giờ dứt cả. Khi có người tĩnh tâm tỉnh giác quán soi các pháp là duyên hợp giả danh mà có, thì ngay chỗ đó không còn chân và vọng nữa. Nếu ta còn chấp chân tức là trong tâm ta đã có những xao động lăng tăng phân biệt để hình thành ý chân rồi, nó cũng thuộc về tâm hư dối không thật, đừng chấp dính vào nơi ấy thì tâm thanh tịnh.

Chẳng Cầu Chân, Chẳng Dứt Vọng
Hai Pháp Vốn Là Không, Không Tướng.

Hai pháp ấy do sự hư dối duyên hợp giả danh mà hình thành, nó không có thật thể của nó. Cho nên gọi là không, không tướng. Chứ thật ra, ngay chỗ đó nó có tướng giả danh của nó thể hiện.

Khi người hành giả quán soi vạn pháp, thấy sự duyên hợp giả danh của nó không thực thể rồi, thì cũng quên ngay cái biết không tướng đó. Vì ngay đó sự biết kia cũng nằm trên văn tự, sở tri kiến mang từ kinh sách, mang từ kinh nghiệm vào trong tâm ta mà phân biệt. Đó gọi là giả danh duyên hợp. Nên ta quên luôn cái biết không tướng đó, cái biết bỏ quên đi cái không đó, nó cũng hình thành nên từ sở tri chướng. Sở tri chướng là những cái biết gom góp nhiều đời, nhiều kiếp của tất cả chứng nghiệm hình thành nên, nó cũng nằm trong sự phân biệt vi tế trong tâm ta. Cũng như đứa trẻ kia, chúng không nói không làm, nhưng chúng biết những gì đến với chúng không hợp không thích và thích mà có những hành động cử chỉ khác nhau. Đó nó cũng nằm trong phần thô ta còn thấy. Nếu người hành giả sâu nghiệm hơn nữa bằng thiền định, thì sẽ thấy vi tế hơn rất nhiều.

Ngay đây để nhận biết nó, để hóa giải người hành giả nên quên luôn cái không không. Ngay nơi đó rồi tiếp theo không chẳng không, văn tự ngữ ngôn ngay nơi đấy không đủ để mô tả chỉ thật tướng được. Ngày xưa đức Khổng Phu Tử dùng 5.000 chữ để mô tả chỉ chữ “ đạo”, cũng không đủ để nói lên cái thật nghĩa của nó. Cho nên nó nằm ngoài văn tự ngữ ngôn. Ngay đây khi tới ngay chỗ quên đi cái không, rồi quên đi cái không không, không chẳng không đó ta nên dùng – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cứ trì niệm như vậy để từng cái biết của mình nó luôn thể hiện lên từng âm thanh của mật chú. Khi niệm Úm, người hành giả biết Úm Chiết Lệ … Cho đến Bộ Lâm, từng chữ như vậy người hành giả sẽ tạo nên một cái mắt xích biết liền với nhau. Liên tục như vậy khi ngay đó không còn thời gian, không gian ta và người nữa thì âm hưởng kia nó cũng tự lặn mất đi, để cái biết chân thật đó để thể hiện lên như vậy thì ta mới ban đầu hạ thủ công phu. Nhưng về sau không còn tác ý niệm vào nữa mà do cái biết thể hiện mật chú. Ngay nới đây tâm thanh tịnh diệu dụng của cái biết thể hiện thì tâm Phật Mẫu Chuẩn Đề thể hiện. Tâm Phật thể hiện đó tức là tâm chú Phật chú.

Không Tướng, Không Không, Chẳng Không.
Đấy Chính Là Như Lai Chân Thật Tướng.


Trong bài viết này, chúng ta nên thấy ngài Huyền Giác nói bỏ đi cái chân, cái vọng ấy tức là bỏ đi không chấp cái tướng giả hợp đối lập kia. Ngay đó không chấp dính vào hai pháp chân vọng. Vì tất cả đều huyễn hợp cho nên gọi là không.

Ngay khi tu ta phải thật tỉnh giác để biết điều ấy.

Năm Uẩn Thân Huyễn Hóa
Huyễn Làm Sao Cứu Cánh
Xoay Lại Tìm Chân Như
Pháp Trở Thành Bất Tịnh


Lời đức Lục Tổ Huệ Năng viết: “ Tự tánh không lỗi, không si, không loạn, niệm niệm Bát nhã quán chiếu, thường lìa pháp tướng, tự do tự tại, dọc ngang trọn được, có gì nên lập tự tánh tự ngộ, đốn ngộ, đốn tu cũng không thứ lớp. Cho nên chẳng lập tất cả pháp, các pháp là lặng lẽ, có thứ lớp gì?”

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.







PHẨM 29



Chánh văn:

Tâm Kính Minh, Giám Vô Ngại
Quách Nhiên Oánh Triệt Châu Sa Giới
Vạn Tương Sâm La Ảnh Hiện Trung,
Nhất Lỏa Viên Quang Phi Nội Ngoại.


Dịch nghĩa:

Gương Tâm Sáng Soi Không Ngại,
Rỗng Rang Tỏ Suốt Khắp Trần Cõi
Vạn Tướng Sum La Bóng Hiện Trong,
Một Điểm Sáng Tròn Không Nội Ngoại.


Ở ngay phẩm này ngài Huyền Giác nói lên sự chứng ngộ liễu thông tâm giới của Ngài.

Gương Tâm Sáng Soi Không Ngại
Rỗng Rang Tỏ Suốt Khắp Trần Cõi.


Khi người hành giả trở về với tự tánh thanh tịnh, thì ngay nơi đó mọi vật, vạn pháp đều bình đẳng, chỉ có cái biết viên tròn sáng như vầng nhật nguyệt soi không ngại. Tức là tất cả những sự vật vạn pháp đều có cái biết hằng có đó, nó đã có từ bao giờ chứ không phải đợi đến lúc dùng một pháp nào tác động tạo dựng nên mà có. Những cái do ta biết, ta tạo dựng lên đều do tâm hư dối giả hợp, huyễn tạo nên cả. Từ nơi huyễn hợp huyễn tạo nên thành ra các tướng đều nằm trên lý duyên hợp mà hình thành cả, không thật có thật tướng. Thật tướng của pháp không có tướng nào cả, không có từ đâu tới cũng không đi về đâu cả. Cho nên gọi như lai chân thật tướng. Ngay nơi đó nó đã có sẵn rồi, không cần phải nắm bắt, bỏ gì cả. Con người ngủ mê thật mê, nhưng sáng dậy bảo rằng: “ Đêm hôm qua tôi ngủ mê quá không biết gì cả.” Nói như vậy rất mâu thuẫn, vì nếu không có cái biết trong đó thì làm sao mình biết rằng mình ngủ mê không biết gì cả. Nhưng ở ngay đó cái biết đó nó cũng còn biết phân biệt. Trong cái vô ký mờ mờ mịt mịt đó, chính cái biết phân biệt ngu mê đó, nó mới dẫn con người đi luân hồi sinh tử. Chúng ta thấy nghiệp thức thật ghê. Bên trong cái sắc và vô sắc như trên, mà nó vẫn biết phân biệt. Cho nên người hành giả khi tu không phải bỏ cái chấp dính có và không hai bên đâu, mà cũng đừng chấp cái vô ký đó nữa. Khi người hành giả miên mật tu niệm mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, huân tập thật sâu vào tàng thức ở cõi sắc và vô sắc giới như trong mộng ấy, thì tự nhiên ngay trong từng giờ, từng phút các duyên đến nó đều thể hiện – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nhưng ngay nơi đấy không còn hình trạng âm thanh chín chứ đó nữa, mà ngay nơi đó người hành giả được ấn chứng, ấn tâm bằng ý biết – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Câu niệm đó không tướng, không dài, không ngắn, âm thanh không lớn nhỏ, cũng không có âm thanh nơi đó. Ngay đó chỉ có ý sanh thân – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ý sanh thân này nó có khắp trong mọi nơi, mọi lúc, không sớm không muộn, không tới , không lui tùy duyên mà ý – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đến lui không ngăn ngại, vì ở mỗi vạn niệm đó có ý biết đó cả, nó đã trở thành pháp ngữ, phật ngôn thanh tịnh, vì tất cả pháp đều bình đẳng, và cũng đến như như – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Vạn Tượng Sum La Bóng Hiện Trong
Một Điểm Sáng Tròn Không Nội Ngoại

Ở pháp tu mật chú Chuẩn Đề là pháp tu Hiển Mật viên thông – Thiền và Mật song hành. Khi người hành giả đã biết vạn pháp duyên hợp, không thật thể gọi là không tướng rồi. Để thể nhập vào cái biết phủi đi những nghiệp thức phân biệt lăng xăng bao đời, thì ngay nơi đó – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm với năng lực vô biên và cũng ngay nơi đó chín chữ ấy cũng đồng với thật tánh của vạn phap, vì nó không có một ý nghĩa, một ý niệm nào cả. Nếu người hành giả dùng nó để làm hành trang độc hành tự đi, tự giác rồi giác tha, tới mức cuối cùng để bỏ tự ngã pháp, chấp thể nhập vào tự tánh thanh tịnh. Ngay nơi đây thể nhập chỉ mượn ý niệm ngôn ngữ mà nói thôi, chứ thật tế ngay nơi ấy không có một pháp nào để tác động vào nó cả, rất khó khăn. Người hành giả mật chú Chuẩn Đề mượn chiết thiền hữu hình – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trì niệm cho đến lúc chín âm, chín chữ đó hòa tan, hòa nhập trọng vạn sự vạn pháp, thì ngay đó tiếng chuông chiều, hạt sương buổi sớm, đóa hoa, khóm trúc, tiếng gió vi vu, sóng biển sẽ trở thành như lai tạng muôn thuở.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Trong Tâm Ba Ác Xưa Nay Tạo
Nghĩ Muốn Tu Phước Để Diệt Tội,
Đời Sau Được Phước Tội Vẫn Còn,
Chỉ Hướng Trong Tâm Trừ Tội Duyên
Mỗi Người Tự Tánh Chơn Sám Hối.
Trừ Tà Hành Chánh Tức Không Tội.
Học Đạo Thường Nơi Tự Tánh Quán
Tức Cùng Chư Phật Đồng Một Loại
Tổ Ta Chỉ Truyền Pháp Đốn Giáo
Khắp Nguyện Kiến Tánh Đồng Một Thể
Nếu Muốn Đời Sau Tìm Pháp Thân,
Lìa Các Pháp Tướng Trong Tâm Rửa Sạch.
Nỗ Lực Tự Thấy Chớ Lơ Là,
Một Niệm Chợt Dứt Một Đời Thôi.
Nếu Gặp Đại Thừa Được Thấy Tánh
Thành Tâm Cung Kính Chấp Tay Cầu.


Nhân qua bài viết này, xin mượn vài ý trong “Sám hối vô tướng” của đức Lục Tổ Huệ Năng để thể hiện lên tự tâm thanh tịnh.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí.

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:31:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#23 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 30


Chánh văn:

Khoát đạt không, bác nhân quả
Mãng mãng đãng đãng chiêu ương hoa.
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên
Hoàn nhi tị nịch nhi đầu hỏa.


Dịch nghĩa:

Toàn không trơ, dẹp nhân quả,
Mênh mang bát ngát chuốc lấy hoa.
Bỏ có, vướng không cũng bệnh thôi,
Khác gì tránh nước nhảy vào lửa.


Người tu hành mà không tự tỉnh giác quay lại để quán soi tâm hạnh của mình, đợi khi vọng tưởng dẫn mình đi mà không hay. Cứ mãi chấp trên văn tự ngã chấp, thấy trong kinh luận bảo rằng tánh không, thường do huyễn hợp mà sanh giả có. Ngay nơi ấy chấp vào nghĩa trên rồi bác bỏ nhân quả mặc tình mà tạo tội nghiệp. Tất cả các pháp duyên đến do huyễn hợp giả có, nhưng ngay đây nó có giả thành nghiệp lực. Tâm hạnh của mình chưa dứt đi trần duyên, mà bảo rằng không có pháp thiện ác, không có nhân quả. Thật như vậy quá tội lỗi

Toàn không trơ, dẹp nhân quả,
Mênh mang bát ngát chuốc lấy họa.

Thật như vậy đó, ngài Huyền Giác ngay đây đã đem những lời đó để cảnh tỉnh chúng ta. Trong sự tu tập hàng ngày của mình, tâm vẫn lăng xăng loạn động cứ chạy mãi theo tình chấp, ăn còn thấy ngon dở, thương ghét giận hờn, phiền não liên tục. Mặc dù ngay nơi tâm thức đó chúng ta cũng có phần thông lý không duyên hợp kia, nhưng đừng bao giờ bác bỏ nhân quả cả. Vì giười gieo nhân ắt có quả thôi, không tránh khỏi. Người tu lý không phải tỉnh ngay nơi đó để không lầm nhân quả. Chúng ta luôn tỉnh giác, giác ngộ được lý không trên, thì phải tiệm tu, làm những điều lành, lánh điều dữ đừng tạo nhân ác. Nếu người tu về lý không, ngay khi gặp các chướng duyên phải biết tỉnh giác quán soi tướng giả hợp của nosddeer trong từng giờ, từng phút không còn dính mắc vào thiện và ác. Nếu ta còn dính mắc vào thiện thì ngay nơi đó cũng thể hiện cái ngã chấp, pháp chấp bỏ cái này lấy cái kia làm cho tâm chúng ta xao động, thành ra chấp lấy cái thiện ấy cũng là cái ác thôi. Vì khi một điều thiện đến trong tâm ta, tức là trong căn, trần, thức nó đã có sẵn nghiệp chủng hình ảnh của sự ác rồi. Ngay nơi trong tâm sâu thẳm đó nó đã tự duyên hợp đạo diễn rồi. Nhưng chúng ta không biết vì bao đời bao kiếp ta luôn sống trong vọng nghiệp, vọng thức đó rồi. Nó đã hình thành dòng sở tri chướng, luôn luôn chảy xiết trong ngày đêm. Người tu tỉnh giác như người đứng trên cầu, phía dưới dòng nghiệp thức nước chảy xiết, mình đứng trên cầu đó chỉ nhìn biết dưới dòng nghiệp thức đó có những đóa hoa ( nghiệp thiện), có những rác (nghiệp ác). Nếu chúng ta ngay nơi đó ý định từ trong tâm mình nảy ra, phải vớt lấy đóa hoa kia, thì khi nhảy xuống vớt cánh hoa thiện đó dòng nước nghiệp lực kia nó cuốn ta đi. Ngược lại cũng vậy, vì ngay nơi vị trí đứng trên cầu đó, cũng đừng nghĩ chấp là mình đang đứng đó. Như vậy thì cái biết sẽ có trong dòng nước, có trong từng hạt nước, có trong hoa, trong rác, trong không gian và tất cả chỉ là một cái biết hằng có đó thôi. Cho nên người hành giả tu kia luôn luôn tỉnh giác là vậy. Thấy nhân quả nhưng không lầm nhân quả, có như vậy mới thỏng tay đi vào chợ đời để hóa độ chúng sinh.

Bỏ có, vướng không cũng bệnh thôi.
Khác gì tránh nước nhảy vào lửa.


Ở đây người tu Mật chú Chuẩn Đề lấy 9 chữ - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm làm hành trang đi vào tâm thức ấy. Họ nhẹ nhàng khi biết tất cả vạn pháp không tướng giả hợp trên, mặc tình sáng, trưa, chiều, tối thong dong – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người đứng trên cầu biết – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, hoa kia, rác kia cả dòng nước nghiệp thức kia cũng đồng – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, vạn vật, vạn pháp đều đồng. Nhân: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Quả: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Từng niệm qua lại đều thể hiện Mật chú, thì cái biết cũng là Mật chú, thì không bao giờ lầm nhân quả. Ngay nơi đó họ cũng biết thật rõ thiện ác, biết nhân nào quả ấy, nhưng không lầm nhân quả.

“Nói người điên, nhưng đâu biết chính mình mới điên. Bậc xuất gia thoát tục mà còn lo nghĩ đến miếng cơm, manh áo, đi ra ngoài phải cho đẹp, ở phải cho sang, cửa phải khóa kỹ, rương phải đóng kín…, đã mất thời gian mà còn thêm chướng đạo nghiệp; vậy mà còn chất chứa đủ thứ vật dụng, cả ngày bận rộn tâm không yên, thì những người như vậy không cho là điên thì còn ai điên nữa.”
Đây là trích lời nói của pháp sư Trí Tắc. Ông có một đời sống thật đơn giản, phòng chỉ có 1 chiếc giường, rồi 1 bát, 1 muỗng, nhà không đóng cửa vì không có gì quý cả. Có người cho Ngài là người điên, nên Ngài nói nên lời kia.

Trích lời này để chúng ta tự quán soi lại coi; Ta có như vậy không? Nếu có thì nhân quả hiện hành, mình có tất cả đừng bao giờ đem lý không mà tự giả tu, giả danh vọng ngữ, thì tội chướng rất nặng.






PHẨM 31



Chánh văn:


Xả vọng tâm, thủ chân lý,
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy.
Học nhân bất liễu dụng tu hành,
Chân thành nhận tặc tương vi tử


Dịch nghĩa:


Bỏ vọng tâm, lấy chân lý,
Chính tâm lấy bỏ làm xảo ngụy.
Người học chẳng rõ dùng tu hành,
Chân thành nhận giặc làm con vậy.


Ngay khi hạ thủ công phu tu học, lấy chân bỏ vọng tâm cầu chân lý. Ngay nơi tâm ấy thì đã vọng rồi. Cái chân, cái vọng nó luôn luôn đối lập với nhau cả. Khi thấy cái chân tức là trong tâm ta đã có cái vọng rồi, từ cái vọng cho nên nó có cái chân, chúng cũng chỉ là giả danh duyên hợp mà thôi. Ngay nơi đâu là chân? mà ngay nơi đây là vọng?. Chỉ biết cái vọng do duyên hợp giả ngụy mà thành, thì ngay chỗ nơi đó là chân. Mà ngay nơi đó cũng không dính vào cái giả định bỏ chân vọng đó nữa. Nếu chúng ta cứ giả lập phân định mãi, thì tâm kia cũng hư dối lăng xăng loạn động không nhất định, sanh diệt điên đảo liên tục. Cứ mải bỏ, rồi cứ mải nhận thì có phải là ta nhận nơi cái tâm loạn động không? Cho nên ngài Huyền Giác bảo rằng: “ Nhận giặc làm con” lấy giặc về nhà làm con mình, thì gia sản của mình sẽ bị phá hại.

Khi tâm thức chúng ta diễn tiến như vậy, ta nên niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để nuôi dưỡng cái biết của mình sáng lên tự chủ được. Khi đã tự chủ được như vậy, thì các niệm đến lui ta đều biết ngay - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vạn niệm đều như thế thì mọi vấn đề nó sẽ bình đẳng. Người hành giả cứ tự trong tâm của mình vang lên thần chú Chuẩn Đề mãi, khi đi, đứng, nằm, ngồi, khi làm việc tiếp chuyện với người khác tâm ấy cũng hằng niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ta không có dùng một công, một tác động nào cả, vì ngay nơi đó cái biết hằng có đó là Mật chú Chuẩn Đề rồi.
Người tu Mật chú ChuẩnĐề đến nơi đây rất hỷ lạc, nhưng cũng ngay nơi đó cũng không thấy tâm hỷ lạc đó nữa. Vì ngay tâm ấy cũng biết - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mỗi vật mỗi niệm đều biết khi chúng tùy duyên xảy ra, nhưng cũng ngay nơi xảy ra, nơi đó Mật chú cũng thể hiện. Thật vi diệu; vi là nhỏ tế nhiệm, diệu là diệu huyền quyền biến nhẹ nhàng thông đạt trong từng niệm.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Bồ đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi bặm


Lục Tổ Huệ Năng.


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí.

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:32:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
Quang Tue  
#24 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Kẻ tăng quê ở nơi thâm sơn cùng cốc, vì đã thấy được bản tánh thanh tịnh. Nên tự tại tiêu dao, tới lui thưởng hoa, ngắm nguyệt, hát lên bài ca Chuẩn Đề. Thật thú vị ngữ ngôn Mật chú.

Cảm ơn Thầy đã viết lên bài ca Chuẩn Đề vi diệu.
ThanhHung  
#25 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

PHẨM 32



Chánh văn:

Tổn pháp tài, diệt công đức,
Mạc bất do tự tâm ý thức.
Thị dĩ thiền môn liễu khước tâm,
Đốn nhập vô sinh tri kiến lực.


Dịch nghĩa:

Hao pháp tài, tổn công đức,
Là bởi do tâm ý thức.
Chính thế thiền môn rõ thấu tâm,
Tri kiến vô sinh liền thể nhập.


Xưa nay Phật, Tổ Thầy đã từng chỉ cho chúng ta con đường đi giác tự tâm thanh tịnh của mình, mà có mấy ai tự quay đầu lại đâu. Chúng ta cứ mãi chạy theo vọng nghiệp, do sự vô minh tạo lập rồi tự huân tập giả định với nhau tạo thành nghiệp miên man không thoát khỏi. Cứ mãi đắm chìm chấp theo giả tướng, trong khi đó chư Phật, Tổ đã biết bao lần thể hiện lên trong mọi trường hợp mọi pháp để chỉ bày cho chúng ta. Đó là sự duyên hợp giả có, chúng không có thực thể của nó, do từ cái này hợp với cái kia giả tạo mà thành. Rồi thời gian qua nó tự hoại đi để chuyển tiếp cái duyên mới. Như vậy đó mà ta cứ chạy mãi theo những thứ đó bỏ quyên đi cái hằng có thanh tịnh của mình. Không cần phải tác pháp, không cần phải tạp lập cái gì cả, chỉ biết nhận ngay nơi đó, thấy ngay nơi đó chúng không thật có, chỉ ngay nơi đó có cái không sinh diệt. Biết như vậy, nhưng cũng không lập nên cái biết nữa, thì đó mới là thanh tịnh niết bàn - Kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ.

Ngược lại cũng ngay nơi đấy mà ta chấp lấy cái biết phân biệt, cái này, cái kia. “ Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”. Như vậy tức chúng ta cứ chạy đuổi theo mãi, vọng theo sự vật rồi tưởng tượng thành hình, thành ý niệm, giả tạo dựng thành sự vật, căn thân thế giới. Rồi tự huân tập trong tàng thức, thức thứ 8. Cũng ngay nơi đấy thức thứ 7 mạt na thức chấp dính từng sự vật, từng ý niệm cảm thọ mạng sẽ sanh ra nơi đó. Rồi tiếp theo một chuỗi sanh sanh diệt diệt do 6 thức kia huân tập căn thân phân biệt, thế giới, vạn vật, vạn pháp dẫy đầy trùng trung duyên khởi. Một chuỗi sinh diệt loạn động nó dẫn ta đi bằng một sức vô hình gọi là “ lực”. Nghiệp lực dẫn luân hồi sinh tử. Ngay nơi đây chúng ta không tĩnh tâm để quán soi nhìn thấy tự tánh thanh tịnh của mình, thì chỉ trong tích tắc nghiệp lực kia sẽ dẫn ta đi vạn dặm trong sinh tử luân hồi.

Hao pháp tài, hết công đức,
Đều lỗi do tâm ý thức.


Cứ mãi trôi lăng trong nghiệp thức kia vì ta đã nhận lầm “ giặc làm con”. Ngay đây rất khó, vì bao đời kiếp ta đã từng huân tập trong vọng nghiệp kia rồi. Cho đến hôm nay, mặc dù ta tu, nhưng khó có thấy được tự tánh thanh tịnh của mình. Thường thường lấy nền tảng cái biết phân biệt vạn niệm trên làm căn bản tu tập, mà đã lấy sự phân biệt vạn niệm trên làm căn bản, thì chính ngay nơi đây nhận giặc làm con. Vì văn tự ngữ ngôn … không nói lên được thực tướng của niết bàn. Mà ta thì cứ mãi tìm tòi, suy ngẫm lăng xăng loạn động để tìm chí chân đó, khiến cho chân tịnh đó thành vọng tịnh. Vì tự tánh thanh tịnh đã hằng có từ bao đời, chứ không phải do sự tác pháp, tạo dựng nào mà hình thành nên nó cả.

Thấy, nghe, hay, biết vốn chẳng nguyên nhân.
Đương thế rỗng mầu, tuyệt vọng chân.
Thấy tướng chẳng sinh si ái nghiệp.
Rỗng nhiên toàn hết: Thích Ca Thân.


Tổ Tam Bình

Đó là một bài kệ nói lên tự tánh thanh tịnh hằng có của mình. Cũng ngay đây xin mượn bài kệ của Bàng cư sĩ nói lên 6 cửa giặc; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý – nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn – nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

Một bầy sáu tên giặc.
Đời đời lừa giết người
Ta nay rõ bay rồi
Chẳng cùng bay gần gũi
Nếu bay chẳng phục ta
Đến đâu ta cũng nói
Dạy người biết hết bay
Nếu bay chịu phục ta
Ta bèn chẳng phân biệt
Cùng bay ở một chỗ
Đồng chứng vô sanh diệt.


Một bài kệ rất hay, mong ngay nơi đây cũng đừng thấy cái hay đó để cùng nhau ở một chỗ - Đồng chứng vô sanh diệt.
Trong bài này người tu Mật chú Chuẩn Đề phải biết quán soi như trên, thấy chân thật tự tánh, lấy thần chú Chuẩn Đề dạy cho 6 tên giặc kia nói: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nếu chúng không nói thì ta hãy nói cho chúng nghe, để mọi người cũng nói, thì ngay nơi đó giặc cũng là ta, ta cũng là giặc đều bình đẳng như như.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.




PHẨM 33



Chánh văn:

Đại trượng phu, bỉnh tuệ kiếm,
Bát nhã phong hề kim cương diệm.
Phi đản năng thôi ngoại đạo tâm,
Tảo tằng lạc khước thiên ma đảm.


Dịch nghĩa:

Đại trượng phu cầm kiếm trí huệ,
Bát nhã bén chừ kim cang lóe
Đâu những dẹp phăng ngoài đạo tâm,
Thiên ma cũng phải rớt mật té.


Trong bài này, sư Huyền Giác nói đến người trượng phu cầm kiếm trí huệ, đã nói lên một người hành giả tâm luôn thanh thản, không chướng ngại ở một vật, một tâm niệm nào cả. Luôn thể hiện lên sự sáng suốt thanh tịnh của tự tánh. Sự sáng suốt thanh tịnh đó là trí huệ Bát nhã, cũng là Huệ kiếm. Kiếm Bát nhã, thì không hình không tướng không mũi, nhưng nó rất sắc bén vì nó luôn chiếu soi vạn vật, vạn pháp. Nhìn các tướng không có tự tánh thực thể của nó, lấy “ Tri huyễn tức ly huyễn”. Cho nên kiếm ấy có ánh sáng kim cang lóe lên, xua đuổi những ngoại đạo tâm, nhìn thấy sự chân thật hằng có. Người hành giả như thế mới đúng là bậc đại trượng phu. Giữa chợ đời, giữa cuộc sống không nhiễm ô vì tất cả các sự vật, vạn niệm, vạn pháp đến đều thể hiện Bát nhã kim cang làm diệu dụng.

Đại trượng phu, cầm kiếm tuệ,
Bát nhã bén chừ kim cang lóe
Đâu những dẹp phăng ngoại đạo tâm,
Thiên ma cũng phải rớt mật té.


Lời nói của Ngài nói chí lý, nghĩa là không phải dẹp phăng ngoại đạo tâm, mà thiên ma cũng phải rớt mật té. Vì kiếm trí huệ kia không hình tướng. Cũng chính là bản tâm thanh tịnh sáng suốt, không dính ở một pháp nào cả, không dính ở có không, nó đã hằng có từ muôn thuở. Còn thiên ma phiền não kia chỉ là một tích tắc vô minh vọng tưởng. Mà cái vọng tưởng ấy cũng được sự chở chuyên của bản tâm thanh tịnh. Khi bản tâm thanh tịnh thể hiện, thì vọng tưởng tự tiêu và cũng tự thành bản tâm thanh tịnh kia tức không hai. Trí tuệ thanh tịnh kia ví như mặt nhật. Khi mặt nhật thể hiện lên thì tất cả bóng tối đều biến mất những vạn vật, vạn pháp vẫn ý như vậy không thây đổi không khác.

Giác tánh sáng đầy, không tướng thân.
Chớ đem thấy biết vọng sơ, quen.
Niệm khác ngay trong huyền chỉ tối
Tâm sai với đạo chẳng chung gần
Tình phân vạn pháp, chìm tiền cảnh
Thức soi nhiều mối, mất gốc chân.
Như thế, trong câu mà hiểu được
Như nhiên vô sự, bổn lai nhân.


Tào sơn

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lúc nào chúng ta cũng quay lại với tự tánh thanh tịnh của mình, quán soi các pháp như trên để trở thành một hành giả trượng phu, thoải mái ra vào không dính mắc gì cả. Người hành giả Mật chú ChuẩnĐề phải hiện tâm của mình như vậy, rồi lấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để từng giờ, từng phút niệm tụng ấy giúp ta tiệm tu, tỉnh giác thể hiện cái biết chân thật của mình. Chỉ đem theo một Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Không mang theo bất cứ một tâm niệm nào cả đi, đứng, nằm, ngồi – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, không hơn không kém, lấy thần chú ấy đi vào công xưởng, lấy thần chú ấy đi vào sự nghiệp. Cũng đừng lấy mật chú ấy cầu điều chi, thì tự nhiên sở nguyện sẽ thành trụ. Cả sự nghiệp gia tài, trí huệ, sự giàu sang, danh vọng tất cả vạn pháp cũng nằm nơi đó. Khi tâm thanh tịnh – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Tà Bà Ha. Bộ Lâm.

Rất kỵ nơi khác tìm.
Càng xa mình lắm lắm
Ta nay tự mình qua
Chốn chốn đều gặp nó
Nó nay chính là ta.
Ta nay chẳng là nó
Cần phần hiểu như thế
Mới khế hợp như như.

Động Sơn



PHẨM 34


Chánh văn:

Chấn Pháp Lôi, Kích Pháp Cổ,
Bố Tứ Vân Hề Sái Cam Lộ.
Long Tượng Xúc Đạp Nhuận Vô Biên,
Tam Thừa Ngũ Tánh Giai Tỉnh Ngộ.


Dịch:

Nổi Sấm Pháp, Đánh Trống Pháp,
Bủa Mây Từ Chừ Cam Lộ Khắp.
Voi Chúa Dẫm Bước Thấm Vô Biên,
Ba Thừa, Năm Tánh Đều Tỉnh Suốt.


Ở đây Đức Huyền Giác bảo rằng nổi sấm pháp, đánh trông pháp ý Ngài nói khi người trở về với bản tánh thanh tịnh, trở về với cái một giác biết viên mãn, thì lời pháp vang ra xa rộng như tiếng sấm và càng lúc càng thể hiện trùng trùng duyên khởi theo các pháp. Ở pháp nào, niệm nào cũng có tính giác thường biết đó. Thì khi thể nhập vang lên tự tánh giác biết ấy, thì ở mọi nơi: “ Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” nó không trụ ở đâu, nhưng ở đâu cũng có nó. Cũng như tiếng trống vang lên khắp mọi nơi. Tiếng vang của tự tánh thanh tịnh đó, nó cũng như những đám mây từ bi, cam lộ rưới khắp vạn vật vạn pháp. Loại cam lồ này người nếm được nó, uống được nó sẽ trừ được vạn bệnh khổ, căn bệnh trầm luân khổ ải.

Lời ý của ngài Huyền Giác toàn là sự lý giải thoát, Ngài nguyện lời nói đó như sám pháp vang rền mọi nơi, vạn pháp, vạn niệm. Nguyện những lời đó như tiếng trống rền vang để đánh thức tỉnh ngộ chúng sinh trong u mê. Nguyện khi nói lời đó như đám mây cam lồ đem mưa cam lồ giải thoát kia, mưa khắp trong chúng sinh để làm lợi ích giúp chúng sinh nảy nở hạt giống giải thoát. Mưa pháp cam lồ đó được thắm sâu trong muôn loài, như

Voi Chúa Dẫm Bước Thấm Vô Biên

Loài voi chúa rất lớn, bước đi lớn rộng in sâu, dụ như những lời thuyết pháp kia thấm sâu rộng. Như vậy sự thấm sâu rộng của pháp tánh sẽ thấm sâu rộng luôn trong ba thừa ( tam thừa); Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Năm chủng tánh; Định tánh Bồ tát, Định tánh Duyên giác, Định tánh Thanh văn, Bất định chủng tánh, và Vô chủng tánh. Tất cả chúng sinh, cùng 3 thừa, 5 chủng tánh cũng đều được cộng hưởng, vì pháp tánh là một pháp bình đẳng giác, đối với tất cả đều được lợi ích. Khi nghe pháp này tỉnh ngộ lại, ngộ nhập như lai tri kiến. Phật tánh không có sai biệt. Tất cả sự sai biệt đều do sự huân tập mà hình thành. Người huân tập Bồ tát thì thành Định tánh Bồ tát cho đến Thanh văn, Duyên giác cũng vậy. Đó đều là do sự huân tập mà thành cả. Còn pháp tánh đã có sẵn không do một pháp nào mà có, cũng không do bỏ một pháp nào mà thành, đã hằng có. Tất cả chư Bồ Tát, Phật lời sấm pháp đó không riêng cho ai cả, mọi chúng sinh đều lợi ích giải thoát. Chỉ có những người tự bỏ ra đi không tỉnh giác nhìn lại thôi.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chín chữ mật chú Chuẩn Đề này là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, cũng là tâm chú của Chư Phật, hay khiến đưa người đến bờ giải thoát. Nó cũng là những tiếng sấm pháp, tiếng trống pháp muôn đời vẫn rền vang trong vạn niệm, vạn pháp, luôn làm lợi ích cho chúng sinh, lợi ích cho ba thừa, năm chủng tánh. Vì pháp tánh kia cũng đã hằng có, chân chú này, tâm chú cũng đã hằng có. Chỉ có con người không nhìn lại tỉnh giác mà tu học thôi. Tâm chú Chuẩn Đề này nó cũng đã hiển nhiên hằng có trong 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai, luôn sống động cổ vũ như tiếng trống pháp, luôn rền vang trong muôn loài như tiếng sấm pháp kia.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm



Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:37:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#26 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

PHẨM 6








Chánh Văn:

Thùy Vô niệm, thùy vô sinh?
Nhược thực vô sinh vô bất sinh
Hoàn thủ cơ quan mộc nhân vấn,
Cầu Phật thi công tảo vãn thành?

Dịch Nghĩa:

Ai không niệm? Ai không sinh?
Nếu thực không sinh, không chẳng sinh
Gọi người gỗ máy hỏi xem thử,
Cầu phật ra công bao kiếp thành?



“Ai không niệm? Ai không sinh?”. Đây cũng là một thủ thuật của nhà thiền. Chư Thiền sư không những dùng cây gậy, lời nói, nạt nộ, gây gợi trực giác cho Thiền giả. Đối với quí Ngài ở mọi lúc, mọi nơi lúc nào cũng có đạo. Ngay đó, mặc tình sử dụng.

Ở phẩm này, ngài Huyền giác dung văn tự để đánh thẳng vào nội tâm khiến cho người đọc gợi lên ý niệm “Ai không niệm?” Nghĩa là khi chúng ta gợi lên ý niệm ai đó tức là có ta, có người , có sự tạo tác. Mà ở đây tạo tác ra vô niệm (Không niệm), tạo tác ra vô sanh. Vạn pháp từ vô thủy, vô chung đến nay bản chất của nó là vô niệm, vô sanh. Nó hằng có tự lâu đời, không cần một tác nhân nào tác động vào nó để bảo nó không sinh hay để bảo nó không niệm. Vì trong vạn pháp muôn màu, muôn vẻ đó, nó đã có sẵn cái hằng giác tánh của nó. Chúng ta thấy nó có sinh có diệt rất rõ ràng nhưng những cái thấy như vậy gọi là thấy trong sự giả hợp, sinh diệt. Một cành hoa chúng ta thấy nó có lớn, có đẹp trong từng thời gian, có đẹp, có xấu đó là do sự kết hợp lại của từng duyên. Nó do sự chăm bón, phân nước, con người, thời gian. Qua từng lúc khí hậu của từng mùa mà nó lớn lên rồi nó diệt mật bị trong sinh, trụ, dị, hoại, diệt. Đủ duyên thì nó sanh tốt. Cái đủ duyên này sanh tốt đẹp này cũng do nhiều tập khí nhiều đời, nhiều kiếp, nhiều ý niệm, nhiều con người giả định cho đó là tốt, là xinh, tặng cho một mỹ danh như vậy chứ thật tế cái tốt, cái sinh đó cũng chỉ trong một thời gian ngắn đoạn rồi nó cũng vụt tắt để chuyển biến qua giai đoạn mới. Cành hoa kia nó ủ rũ héo hon tưởng nó đã diệt. Nhưng thực tế những nguyên sinh tử vật chất cấu tạo hợp thành cành hoa kia chuẩn bị sinh và đang sinh một hiện trạng mới. Có người bảo rằng cành hoa đẹp của tôi ơi! Hiện giờ em đang ở đâu? Cành hoa ấy đang cười khúc khích và bảo rằng “em đang ở bên anh đây, sao anh vô minh không nhìn thấy em?”. Chúng có mất bao giờ! Cũng vậy bản chất của sự vật cũng vậy thôi. Nó diệt đi do nó đang sanh.. Nó đang diệt đi là do nó đang sinh. Những cái chúng ta thấy mất còn đó là nó đang hình thành những cái khác. Do chúng ta chấp chặc vào cành hoa hồng đó bảo rằng nó rất đẹp. Nhưng bạn có biết không trong sự mất của cánh hoa hồng đó nó đang sinh thành một loại hoa vô ưu ở những cảnh trời hỉ lạc, hạnh phúc. Trong cái thấy cái biết đó, cái hằng giác đó của mỗi chúng sinh nó không có nhơ, không có sạch ở mọi hiện trạng nó đều thể hiện lên, nó đều nói cho cá nhân đó biết là nó đang ở đó. Ở mọi nơi như thế trong lòng bạn, trong vạn pháp, vạn sự đều biết, đều hằng thể hiện lên như thế. Thì ngay đó không có ai không niệm, không có ai không sinh cả. Vì có, không, không không có, ta cứ chồng lên vô lượng nghĩa lý như vậy cũng đều không ăn nhằm gì đến nó cả.

Nếu thực không sinh, không chẳng sinh,
Gọi người gỗ máy hỏi xem thử
Cầu Phật ra công bao kiếp thành?


Như vậy, thật ra tấc cả vạn pháp bản tánh thanh tịnh của nó không sinh, không diệt gì cả. Cái thấy sanh sanh diệt diệt là cho ta chấp mê muội, không thấy được sự giả hợp không thực thể của vạn pháp. Từ đó, rồi ta thấy vọng tâm tự xây dựng rồi gom góp cùng nhau xây dựng những ý niệm chung ( riêng nghiệp công nghiệp). Gọi tự vọng chấp đặt thành những qui giới, ngăn che đủ điều từ đó có ta , có người, có pháp, không pháp, thế giới căn than ra đời. Sự khổ đau bằt đầu dẫy đầy. Vì chúng ta cho các pháp là thật. Nó có thật sinh, có thật diệt. Khi có sinh bản than mình, mọi người (Riêng nghiệp cộng nghiệp) xây dựng nền móng gốc rễ để bảo vệ cái đó. Nếu mất đi thì sẽ đau khổ còn cài bản thận mình, mọi ngưởi cùng thấy đó là việc xấu thì tìm mọi cách chối bỏ, rũ bó nó đi. Nếu bỏ không đươc nó, không mất thì cũng đau khổ. Được thì vui, những sự kiện được mất, vui khổ kia tưởng chừng nó sẽ mất theo thời gian, theo sự kiện nhưng thật tế nó lắng sâu trong tang thức chúng ta. Cái gốc rễ của sự đau khổ đó nằm lặng sâu trong tang thức. Có một ngày nào đó lâu hay mau cảnh duyên đó đủ nó sẽ trổi dậy. Hiện tượng, cảnh cũ như mới ngày nào diễn lại (Trầm luân). Và nó đến (Luân)- luân chuyển theo nghiệp lực, nhân quả trả vay mãi mãi không dừng trụ.

Ở bài này, tạm mượn lên hai khía cạnh, một nói về cái hằng biết, bản tánh thanh tịnh như lai tạng, cái thứ hai nói về sự vô minh chấp chặc vào các pháp mê lầm cho rằng nó thật có để cuối cùng chúng ta bị trầm luân trong khổ đau. Khi đã nhìn thấy vạn pháp trên hai khía cạnh đó rồi. Chúng ta hãy tự mình quay lại, tự nhận lấy cái hằng biết đó để mà sống. Nhận cái hằng biết đó mà trôi lăn trong xã hội con người, tự xây dựng hạnh phúc cho mình trong sinh tử, đau khổ. Khi chúng ta đã tự nhận lấy nó, cái hằng biết đó thì nó ly ngoài chuyện có, không, thiện ác, đau khổ. Rồi, khi nó đến nó đã tự ma sát trong nội tâm. Rồi nó mới sản sinh ra cái buồn ngay đó. Cũng vậy, khi ta có cái vui thì trong tâm ta đã có sẵn sự buôn ở đó rồi. Nó tự phân biệt bên trong, có không thiện ác cũng vậy. Nhưng trong một chuỗi sinh diệt đau khỗ đó ta qua từng niệm tưởng đều luôn có cái biết đó. Nó nằm sẵn trong đó. Các bạn hãy tạm nhận cái biết đó đi, trong bùn nhơ, trong sự trong sạch, thiện ác cũng đều có cái biết đó. Ngay chỗ đó bạn hãy tự biết nó, rồi cũng bỏ qua đừng lưu luyến, đừng nặng nhọc gì nó, đừng phân biệt gì nó cả. Thì nó sẽ là người bạn song hành với bạn để đến lúc “có toàn cái hằng biết”. Ở đây, trong nhiều năm tháng tu học về Mật chú Chuẩn đề, tu về Thiền hơn 30 năm. Ở đây, tôi cũng xin mạn phép chia sẻ với Quí bạn đạo tâm là ngay chỗ cái biết đó bạn muốn có cái hằng biết đó mà không dung một tác nhân nào khuấy động ngay đó. Quý bạn nên dùng “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Bạn cứ niệm như vậy hoài trong đi, đứng, nằm, ngồi nghe từng chữ, từng âm thanh một. Khi chúng ta nghe từng chữ, từng âm thanh như vậy đó. Tức là ngay chỗ đó bạn đã tự gợi lên cái thường biết vô phân biệt ở chỗ đó. Vì thần chú là chơn ngôn là tâm âm của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, nó không có nghĩa gì cả. Và đến một lúc nào đó, chín âm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà hà. Bộ lâm” nó cũng biến dạng đi. Nó không còn màu sắc, âm thanh ngay chỗ đó nữa. Mà nó thay vào đó là cái biết thần chú. Chỉ tích tắc một thời gian rất ngắn, rất nhỏ. Nó mang đầy đủ âm thanh, sắc tướng của “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Nó cũng không diệt mất. Và nó cũng không sanh. Và lúc đó những cái sanh diệt cũng không còn nữa. Vì ngay chỗ đó, pháp cũng không phải pháp, an nhiên, tự tại “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.


Một người trở về nguồn chân
Mười phương thế giới thảy đều tiêu mất


Kinh Lăng nghiêm.


Cư Sĩ Thanh Hùng,
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 10:09:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 20-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#27 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 7






Chánh Văn:

Phóng tứ đại, mạc bả tróc
Tịch diệt tánh, trung tùy ẩm trác
Chư hạnh vô thường nhất thiết không
Tức thị như lai đại viên giác.


Dịch Nghĩa:

Buông bốn đại đừng nắm bắt
Trong tánh lặng lẽ tùy ăn nuốt
Các hạnh vô thường thảy toàn không
Đấy tức như lai đại viên giác




Buông bốn đại đừng nắm bắt
Trong tánh lặng lẽ tùy ăn nuốt
: Ngay đây, sư bảo chúng ta buông bỏ tứ đại xuống đừng chấp giữ thì được tự do, tự tại. Đây là một điều tất cả chư tăng, ni phật tử người tu theo Phật đạo ai cũng biết cái giáo lý đó. Nhưng có mấy ai lại làm được chuyện đó. Vì ai cũng bảo thủ cái thân mạng này, cái ý niệm này nó nằm ngay tại mình. Nó hiển hiện như vậy đó. Cho nên, mọi người chúng ta đều cho đó là thật cả. Tay này đụng chạm vào vật mềm thì êm dịu, cả đầu, mình chân cũng vậy. Hằng ngày, mọi ý niệm đến trong từng giờ, từng phút, cái đầu, tâm thức, ý thức, trí tuệ ngay đó đều phân biệt, giải bày rất rõ ràng, rành mạch từng vấn đề. Diễn tiến ý niệm như thế đó mà bảo thân tứ đại này là giả hợp, bảo rằng hãy bỏ nó đi thì đó là một điều khó tin, khó làm đối với mọi người. Những hiện tượng trên, nó đều thuộc về phần thô. Còn người tu càng đi sâu vào nội thức thì cái ngã, cái tứ đại trên nó biến hiện rất vi tế. Tất cả những sự kiện vui buồn, đau khổ thiện ác diễn biến ra người hành giả họ đều xả bỏ tất cả. Nhưng họ chỉ cần có một chút cảm nhận là điều đó đúng, vui thì ngay đó người hành giả đó đều không bỏ qua được ngã chấp, pháp chấp tứ đại trên. Nó đi càng sâu vào nội thức thì mọi pháp, mọi ý niệm nó thật là vi tế, nhỏ niệm, khó nhận thấy nó. Cho nên, có những người bỏ cả cuộc đời họ tu học nhưng cuối cùng vẫn ngã chấp, pháp chấp như thường. Cả cuộc đời sống chung với kinh sách, với giáo lý nhưng cũng không thoát qua cái gọi là “Sở tri chướng”. Những niệm khởi vi tế trong tâm của người hành giả khi họ sống với tuổi thơ va chạm, học hỏi với Đạo pháp đến lúc già đi những hành trang nghĩa lý, những hàng trang hiểu biết lấy cái lý đó để sống thì một lúc nào đó họ chỉ mỉm cười tự đắc sự thông thái, học rộng, hiểu nhiều. Họ thấy họ cao rồi cũng có người do sở tri chướng đó họ biết nhiều rồi tự cho mình là nhẫn nhục tầm thường thì hai cái đó vẫn phải bị vào ngã chấp, pháp chấp tứ đại không khác.

Một cơn gió lùa của tuổi thơ, một cơn gió lùa lúc về chiều già nua nó vẫn làm rợn mình lên. Nó đem đến cảm xúc nóng lạnh dễ chịu thì đó cũng là tứ đại thôi. Khi chúng ta cảm nhận lấy nó, ngay lúc đó thì tứ đại vẫn là tứ đại. Đó là những người tu học thực hành Phật đạo còn những người bình thường như chúng ta hằng ngày va chạm cảm xúc, tác tạo đủ các pháp. Toàn bộ sự suy tư, tác tạo những ý niệm đều do tứ đại này giả hợp tạo cho chúng ta. Cả ngay chỗ đó, chúng ta khó thoát qua vì chúng ta có biết mình là cái gì? Từ đâu đến và đi về đâu, hoàn toàn chúng ta vô minh. Ở trong những con người đó có một người nghe được tiếng chuông cảnh tỉnh của Đức Phật, tri kiến thấy được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang giơ lên một cành hoa. Đức Ca Diếp đang mỉm cười. Có một nụ cười đó nó luôn nở trên trong tấm lòng của những người con lưu lạc xa quê, những người con cùng khổ mang thân tứ đại này đi làm nô lệ, tạo sự cùng khổ lê lếch khắp nơi. Người đó họ quên rằng bên vạt áo của họ đã có sẵn viên ngọc quí giá ngàn đời từ vô thỉ, vô chung nó đã hằng có mà Đức Phật là đấng đại từ phu đã trao lại cho. Mà người đó cứ mãi vô minh bỏ quên hạt ngọc đó cho đến một ngày nọ đại hội linh sơn, đại hội của lòng từ bi trí huệ vô thượng, Ngài Ca Diếp đã nhìn thấy viên ngọc đó và nụ cười của muôn thưở đã hiển hiện. Âm thanh, âm điệu vô tướng của nụ cười đó nó có khắp mọi nơi. Âm thanh, âm điệu vô tướng của nụ cười đó hiện nay nó cũng đã hiển hiện lên “Úm chiết lệ chủ lệ chuẫn đề ta bà ha. Bộ lâm” Nó đã cười trong Tâm Mật. Một nụ cười ngàn đời không bao giờ tắt lịm.

Người hành giả tu bí pháp Mật chú Chuẩn đề, họ nhìn thấy thân này do tứ đại đất, nước, gió, lửa. Những vật cứng xương tóc là đất, nước là máu, mủ, tân dịch, di chuyển chuyển động là gió, sự nóng ấm áp trong cơ thể là hỏa. Bốn tính chất đó bản chất nó khác nhau, có lúc nó đi mọi hướng, bốn hướng khác nhau. Có lúc nó cũng hòa hợp xây dựng do sự sinh khắc đó mà nó làm cho ta khó chịu rồi dễ chịu, sanh, lão, bệnh, tử nó cũng đều nằm trong đó. Nóng giận, tham, sân, si đều có lửa, lạc thú êm dịu cũng có sự mát dịu – nước. Sự thô cứng chuyển động trong đó có Gió, đất. Khi mọi hiện tượng sanh, lão, bệnh, tử đều có các tướng, có các cảm xúc tứ đại nóng lạnh trong niệm tưởng đó nó giả hợp rồi hình thành nên vô lượng tướng, vô lượng cảm xúc từ thô đến vi tế. Từ đó, nó tạo tác hình thành nên những vọng niệm, suy tính tinh vi. Khi những hiện tượng hình thành xong, nó được giữ yên vào tàng thức, tưởng chừng như đã mất, đã quên nhưng nó luôn được cất giữ trong đó khi duyên đến nó sẽ hình thành, hình ảnh, cảm xúc, tất cả cảm nghĩ suy tính phân biệt quá khứ trở về hợp cùng hiện tại, phân định, phân biệt rồi vọng niệm đến tương lai, dẫy đầy hình danh sắc tướng, tạo tác thế giới chúng sanh đau khổ thiện ác. Luôn cả núi rừng sông biển cũng đều do cái ta nhận lầm tứ đại là thật, vô minh chấp giữ mà gây tạo nên. Người tỉnh trí ngay đó người ta thấy sự giả hợp của nó. Nó hoàn toàn có trên hình thức giả hợp, tất nhiều khía cạnh, nhiều nội dung, chi tiết, thời gian, không gian mà hình thành chúng. Nhưng ngay chỗ đó, từng cá nhân chi tiết nội dung đó nó không có thật thể nhất định, nó luôn luôn bị chi phối trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai luôn biến chuyển sinh diệt vô thường. Nếu nó có thật thể của nó thì không bao giờ hoại mất cả. Nhưng qua những hiện trạng đó, người hành giả họ thấy trong đó có một cái luôn đi, luôn có sẵn trong vạn pháp sinh diệt đó không mất. Nó hằng có. Nếu nó không hằng có trong vạn niệm, vạn pháp thì cái gì cho thế gian con người biết xấu, tốt, hay đẹp, giả hợp. Cái hằng giác đó không bao giờ biến đổi. Nó biết mà không cái biết trên cái biết đó, tức là nó biết không phân biệt. Ngay chỗ đó, biết mà cũng không có những cảm xúc nóng lạnh, dịch chuyển của tứ đại. Nó luôn cũng ở trong tứ đại đó, trong vạn pháp đó nhưng không phải là tứ đại cùng không ly tứ đại. Đây là một vấn đề bề mặt của nó trên văn tự ngữ ngôn chỉ nhìn nó bằng ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Nhưng ở đây, người hành giả Mật chú Chuẩn đề luôn luôn thể hiện nó trong câu “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Họ trong từng ngày, từng giờ phút, trong nội thức của họ luôn thể hiện lên câu Thần chú đó. Họ chỉ biết một pháp đó thôi, ngoài ra không biết một cái gì nữa cả. Nhưng một người dốt, họ cứ ngày tháng như vậy cứ niệm, mỗi niệm đó đến một lúc nó không còn âm thanh, sắc tướng nữa. Chỉ có cái biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cái biết đó nó ở khắp mọi nơi, khắp vạn niệm, nó không riêng cho một niệm tưởng nào cả. Thì ngay đó cũng có cái hằng biết chung cả thì ngay đó cũng có cái hằng biết chung chơn niệm đó. Cái hằng biết chung chơn niệm đó không có một ai làm chủ nó cả không hình danh, sắc tướng nhưng ở mọi nơi đều có nó cả thì không niệm thiện, không niệm ác, không vô ký, không có thời gian và không gian ở đó. Cho nên, nó thường niệm “úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Nó là như thế.

Buông bốn đại, đừng nắm bắt
Trong tánh lặng lẽ tùy ăn nuốt.
Các hạnh vô thường thảy toàn không.
Đấy tức như lai Đại viên giác


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 10:13:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 20-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#28 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 8








Chánh Văn:

Quyết định thuyết biểu chân tăng
Hữu nhân bất khắng nhiệm tình trưng
Trực thiệt căn nguyên Phật số ấn
Trích diệp tấm chi ngã bất năng .


Dịch Nghĩa:

Dám nói chắc là chân tăng .
Nếu ai chẳng nhận hỏi mặc tình
Chặt thẳng cội nguồn Phật đã ấn
Chọn lá tìm cành ta chẳng kham



Dám nói chắc là chân tăng .
Nếu ai chẳng nhận hỏi mặc tình


Đây là một lời nói thật chắc chắn, sư Huyền giác Ngài đã chứng ngộ đã thể nhập được thanh tịnh, tự tánh của mình. Thấy được sự thật thường có, ngài đã có cái biết chân thật ấy trong từng pháp, từng giác niệm. Ở trong mọi thời gian, không gian. Ở bất cứ nơi nào trong muôn loài Ngài đều thể hiện ra. Thân ngài là cái “ Chân thật biết” đó. Dù cao thâm vi diệu dù thấp hèn đến đâu, dù nhơ, dù sạch, dù có tình, dù vô tình. Ngay chỗ đó, cũng có cái chân thật biết đó. Nếu không có cái chân thật biết đó thì thế gian vạn pháp này mất đi cái chân thật biết đó vẫn hằng có.

Một người mù đã hỏi:

- “ Ông có thấy gì không ?
- Ông ta tự nhiên bảo rằng tôi không thấy gì cả chỉ thấy tối thui không.

Ông ta không thấy gì cả nhưng ông đã có thấy tối thui. Cái thấy, cái biết nó luôn ở khắp mọi nơi. Khi người ta hoàn toàn không sở hữu, không chấp dính vào một pháp nào cả thì chân thật biết sẽ thể hiển hiện. Cái thân biết lúc đó nó ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có nó và nó “Duy ngã độc tôn’’. Cái đó nó cũng thể hiện qua kinh Niết bàn gọi là thường, lạc, ngã, tịnh, bốn tướng của Niết bàn. Niết bàn đây nói lên sự chứng ngộ đạt đạo nhưng không bao giờ đạt đạo cả. Vì không có một pháp nào hay lý sự nào mà không có nó cả, sự rộng lớn đó giả gọi là Đại ngã. Đức bổn Sư thích ca mâu ni, khi Ngài Đản sanh Ngài đã thốt “Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn”. Ngài đã chân thật biết là đại ngã thường, lạc, ngã, tịnh đó. Ngài mượn lời nói đó để biểu tượng, biểu hiện ra cái hằng có đó là ở đó. Ngay đó không có một vật nào dính mắc vào đó, không có một pháp nào ở đó cả. Cho nên, nó “Độc tôn”. Ở thế gian, vạn pháp bảo rằng Ngài là con người ngã mạn, tự cao, ngã mạn, tự cao, tự đại. Khi họ thốt lên lời nói đó là họ hoàn toàn dính vô số niệm tưởng Pháp. Họ dính vào sự chấp ngã, chấp pháp. Nó đi nghịch với con đường lời nói của Đức Phật . Đức Phật bảo rằng tất cả vạn pháp đều do duyên hợp, giả có, luôn cả cái biết duyên hợp, giả có. Luôn cả cái biết duyên hợp, giả có đó cũng không luôn.

Trong Nhà thiền có một câu chuyện của Thiền Sư Từ Hồ. Ông thường treo tấm bảng ghi rằng : “Từ Hồ có một con chó, trên cắn đầu người, ở giữa cắn lưng người, ở dưới căn chân người, vừa nghĩ ngợi là táng thân mất mạng”. Mỗi ngày khi có ai đến tìm Ngài để học thiền, Ngài đều quát bảo “ Coi chừng chó dữ”. Nếu những người đến mà suy nghĩ phân biệt là Ngài đi vào phương trượng. Đây là câu chuyện thiền nói lên sự phá chấp. Không dính một pháp nào cả mà ngay đó tạm mượn là trực giác chỉ biết rồi cứ vui, tự tại. Vì muôn pháp mình đã biết nó là giả hợp, giả có. Và ngay đó, cái biết không phân biệt là thân, thì cái nào ngay đó theo đuổi dính mắt đâu có phải là “Duy Ngã Độc Tôn” không.

Nhân dịp kính mừng phật đản, cuộc đời này xin làm những đóa hoa sen ngọc sáng cho Đức Thế Tôn bước lên để âm vang mãi “Thiên thượng thiên hạ duy ngã đôc tôn” muôn thuở.

Cách Đức Phật bao nhiêu thời gian cũng có một vị, một nhà sư Huyền giác cũng đã thốt lên : “Dám nói chắc là chân tăng, nếu ai chẳng nhận mặc tình”. Lời nói như vậy đã đời và muôn thưở âm vang đó sẽ vang lên mãi trong vạn pháp.

Và hôm nay, Tâm Mật cũng vang lên âm thanh muôn thưở “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Trong tâm sâu thẳm mật nhiệm đó, nó luôn luôn vang lên vọng lên trong từng, giác niệm “biết”. Khi người hành giả ngồi tỉnh giác, tỉnh lặng để từng niệm tưởng trong đó vang lên để biết từng niệm tưởng đó. Khi người hành giả đã biết như vậy rồi thì nên biết những niệm tưởng đó đều vang lên “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Mới đầu chúng ta biết của sự thô nghĩa là nghe cái biết đó đủ chín chữ âm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Lần lần về sau khi tâm ta định từ từ lúc đó nó vang lên rất nhỏ nhẹ vi tế nhưng cũng nghe đủ âm thanh thần chú cả. Mỗi khi nghe âm thanh, biết âm chú đó trong từng giác niệm thì ta luôn luôn lúc nào cũng có cái biết đó. Cho đến, lúc ta có cái hằng biết đó, tích tắc ngay đó đừng suy nghĩ gì cả. Thì chúng ta sẽ an lạc. Cái biết hằng có đó là thường không gì nhiễm ô là lạc, trong từng giác niệm đều có là ngã. Nhưng không một pháp nào là dính mắc cả gọi là Tịnh. Bốn cái thường, lạc, ngã, tịnh. Hai con đường trên danh tự nó là khác – thiền (Hiển giáo), Mật. Nhưng hai cái này không thể thiếu nhau, phải song hành Hiển mật viên thông làm cho lý sự viên thông. Cho nên, những tác phẩm Bát nhã, kim cang, chứng dạo ca mong rằng chúng ta hãy quán soi nó để trên bước đường tu học được nhiều thuận tiện.

Phài nhìn thấy vạn pháp giả hợp, không thật tướng để chúng ta không đắm, si mê, tham, sân, si mà khởi tâm tu thần chú cho tốt. Ta ham muốn sự tu thành trụ, ham muốn thần thông mà không có giáo lý Hiển giáo để nhìn rõ tướng tham đó thì ta đặt nặng sự tu hành của mình trên sự tham, si, mê. Nếu được một chút do vọng tâm, vọng khởi bèn cho đó là thành, trụ rồi vui, không được thì sinh ra buồn chán rồi bỏ tu. Rồi lại đi nghe Thiên cơ nói người này có thiên mạng, người kia không có thiên mạng, mê muội. Đức Phật bảo rằng : “Ai cũng có Phật tánh cả. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Như vậy, thì ngay ở mỗi người, chúng ta đều có sẵn cái tự tâm thanh tịnh cả. Chúng ta hãy tự quay về với bản tâm của mình đi. Hãy nhẹ nhàng với những gì cho là tốt, là xấu, hãy sống vui vẻ hằng ngày, hằng giờ với “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Đừng biết thêm gì nữa, đừng nghĩ gì nữa, hãy sống thật vui vẻ với câu hát Thần chú đó đi chỉ một thời gian rất ngắn thôi con đường an lạc, hạnh phúc sẽ thể hiện, chỉ một pháp, một người độc hành ra đi. Hành trang chỉ có câu “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cho đến một ngày, hành trang và con người đều biến mất khi mọi sự như là ……Như thị.

Bồ đề vốn không soi
Gương sáng cũng chẳng Đài
Xưa nay không một vật
Chổ nào dính Trần ai

.
Lục Tổ


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 10:22:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#29 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 9





Chánh Văn:

Mani châu nhân bất thức
Như lai tạng lý thân thâu đắc
Lục ban Thần dung không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc.



Dịch Nghĩa:

Ngọc mani, người chẳng biết
Như lai kho ấy mình thâu được
Sáu đường thân dung không chẳng không
Một điểm sáng tròn, sắc chẳng sắc.




Ngọc Mani là ở đây Ngài nói đến tự tánh thanh tịnh mỗi người ai cũng có ngọc đó. Nó luôn luôn đi, ở trong từng giác niệm, trong mọi hành động. Khi chúng ta động chuyển thì nó quán soi lên sáng như ngọc và trong thanh tịnh nó cũng từng chiếu soi. Viên ngọc sáng này nó biết đi, biết nói, biết soi thấy tất cả, biết giảng kinh, biết thuyết đạo tùy ý, tự do tự tại, không một vật che lắp nó. Ngọc này nó có trong từng cá nhân mọi người nhưng vì chúng ta bị mê mờ, vô minh, chạy theo những vọng tưởng.

Trong cuộc sống, mỗi ngày, mỗi giờ, từng thời gian nhỏ nhiệm nhất cũng do ngọc đó sáng soi. Nó là cái biết thường hằng của ta. Nó không có phân biệt tốt xấu, sáng tối nhơ sạch gì cả. Nó luôn luôn chiếu soi thể hiện tự tánh thanh tịnh, người tỉnh giác. Họ không dính mắc chấp giữ một chi tiết vấn đề nào hay một pháp nào cả. Họ luôn sống bình đẳng trung đạo mặc cho sắc tướng vọng niệm xung quanh. Họ phát khởi mà họ không có chấp giữ một vấn đề nào cả. Rất thoải mái tự do ra vào trong vọng niệm. Vì họ luôn biết tất cả các pháp đều do duyên hợp giả tạo. Họ không nặng nề tự cảm xúc phân biệt bên trong bên ngoài. Nó biết như viên ngọc sáng kia sáng soi, sáng trong ngoài rất rõ rang. Ánh sáng đó nó không phân biệt nhơ sạch, thiện ác không năng sở, không người, không ta, không pháp. Vì chính tất cả những giác niệm vạn pháp đều là ánh sáng đó cả. Người tu về Mật chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” cũng xông ướp thần chú Chuẩn đề trên tất cả sự vật như vậy. Hành giả phải biết ánh sáng mang “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Chín âm này ở mặt thô chúng ta không thể quán nó từng âm thánh như vậy mà chúng ta chỉ biết, cái biết Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Chín âm phạn đó phải được rút gọn trong thời gian sát na, nghĩa là thời gian trong tích tắc đó người hành giả phải biết chín âm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Một thời gian ngắn nhanh như vậy chỉ có con người tỉnh giác trong tích tắc đó biết chín âm đó bằng cái biết đó thì thân của mình không còn nữa ngay trong thiền định đó mà lúc đó cái biết đó là thân của mình. Mà là thân biết như vậy thì cái thân biết cùng thần chú Chuẩn đề là một và nó ở khắp mọi nơi. Ngay nơi đó cái biết cũng không còn nữa, để không còn cái cảm xúc của thân ý nữa.

Đạo Thiền gió thoảng mây bay
Xuân thu vạn dặm dấu giày nào in


Ở đây, không còn dấu vết nào cả để cho viên ngọc tự tánh thanh tịnh soi sáng.

Sáu đường Thần dụng không chẳng không
Một điểm sáng tròn sắc chẳng không


Viên ngọc tự tánh thanh tịnh sáng soi như vậy ở đâu cũng có trong vạn pháp. Viên ngọc như ý như vậy thì nó đầy đủ công đức diệu dụng không thể tính lường. Ngay nơi sáu căn, sáu cửa đó là sáu đường Thần quang, sáu đường Thần dụng luôn phóng ra diệu dụng viên tròn trong vạn pháp ngay nơi nhãn căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn chạm vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Khi chạm vào như vậy mà không chấp vào các tướng tức là không có nhãn thức đề phân biệt tốt, xấu….Nhĩ thức không phân biệt lớn, nhỏ, thiện, ác, tỷ căn chạm vào vị cũng không phân biệt luôn cả thân ý cũng vậy thì cái diệu dụng của nó rất vi diệu không dính vào một tướng nào. Nhưng chỗ nào tướng nào cũng biết cho nên Ngài nói: “ Sáu đường Thần dụng không chẳng không - Một điểm sáng tròn sắc chẳng được”.Không dính vào một tướng nào cả nhưng từng giác niệm, từng tướng nào cũng biết. Nó thể hiện lên “Không chẳng không”, “Sắc chẳng sắc”.

Qua nội dung trên, chúng ta thấy trong mỗi người chúng ta ai nấy cũng có cái Phật tánh thanh tịnh đó. Khi người hành giả tu trì phải biết nhận cái thể biết đó, phải hết sức khéo léo trong tu tập thể nhập hòa tan với cái đó. Như vậy được thì người hành giả sẽ là những vị Bồ tát đi thỏng tay vào chợ độ sanh không bị các pháp vướng bận. Đi vào chỗ ràng buộc nhất để hóa giải những sự ràng buộc đó tự độ sanh. Lúc đó người hành giả sẽ tùy duyên mà hóa độ. Họ sẽ được tự do sử dụng các pháp để độ sanh. Vì họ không dính mắc vào một pháp nào cả. Cho nên, họ sở hữu được vạn pháp. Ở đây, nói đến cơ duyên, tùy duyên hóa độ. Nghĩa là gặp duyên nào thì tùy duyên mà độ sanh, thực hiện các pháp một cách thiện xảo.

Thiên sư Vân Nham đến chỗ Qui sơn, qui sơn hỏi:

- “Nghe nói là trưởng lão ở chỗ Dược sơn biết làm Sư Tử múa phải không?”.

Vân nham thưa:

-Dạ phải.

Qui sơn hỏi:

- “Vậy thường múa hay có khi nghĩ?”

Vân Nam thưa:

- “Cần múa thì múa, cần nghĩ thì nghĩ”

Qui sơn hỏi:

- “Vậy khi nghĩ thì sư tử ở chỗ nào?”

Thưa:

- Nghĩ, nghĩ!

Cũng như cậu chuyện trên, nếu sống tu học lúc có duyên thì múa, không duyên thì nghĩ., tùy duyên mà múa.Khi cần múa chúng ta cũng thấy nghe, hiểu biết. Khi duyên đến đối duyên thì thấy nghe, hiểu biết tức là lúc đó sư tử múa. Còn hết duyên thì nghĩ. Nhưng trong câu chuyện này, Ngài Qui Sơn hỏi một câu thật là hóc búa. Nếu người không chứng ngộ tự tánh thanh tịnh thì khó mà trả lời được. Ngài hỏi Vân Nham “Khi nghĩ thì sư tử ở đâu?”. Thật là vui khi người hành giả tu học được những bậc đại trí thức hỏi như vậy. Nếu chúng ta còn tỉnh thức, còn sự suy tính phân biệt theo nội dung, tình tiết (chấp pháp) thì ngay đó che mất đi thời gian sát na trực tính phát khởi. Ngay chỗ đó, tức khắc không một niệm tưởng suy nghĩ gì cả, ngài Vân nham trả lời: “Nghĩ nghĩ!. Một sự kiện trực giác trả lời. Như vậy mới là đúng là “Viên ngọc Mani tự soi sáng” – ánh sáng trong suốt trong và ngoài. Nghĩ, nghĩ ! ngay đấy là sự sống, sự biết hoàn toàn không dính mắc gì cả.

Nghĩ nghĩ! ở đây không nói chỗ nào cả một sự động dụng không nơi chốn “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Một câu trả lời xứng với, tự tánh thanh tịnh. Nếu mà nói Nghĩ, nghĩ! Có chỗ nơi thì sẽ bị trần duyên, rơi vào duyên, còn có dấu vết, hình tướng thể hiện. Khi đã thể hiện tức là thấy rồi sẽ bị trần cảnh dẫn đi. Khi đã bị dẫn đi thì đâu có nghĩ.Người hành giả tu học phải thấy, hòa nhập ngay chỗ nghĩ đó mới vào được nguồn tâm. Người hành giả chúng ta phải biết nơi mình có viên ngọc Mani tự tánh thanh tịnh.

Đảnh lễ tam muội lớn
Chẳng cầu được Phật Đạo
Chẳng lễ cũng chẳng khinh
Tâm chẳng sanh điên đảo
Chẳng ngồi chẳng lười biếng
Chỉ ăn không cần ngon
Tuy hoãn mà không chậm
Tuy gấp mà chẳng thô
Nay con gặp chí tôn
Cúi đầu vâng Phật dạy.




Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 10:26:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
Quang Tue  
#30 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Cảm ơn thầy.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
ThanhHung  
#31 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 10





Chánh Văn:


Tịnh ngũ nhãn đắc ngũ lực
Duy chứng nãi tri nan khả trắc
Kinh lý khán hình kiến bất nan
Thủy trung tróc nguyêt tranh niêm đắc.




Dịch Nghĩa:

Tịnh năm mắt, được năm lực.
Chỉ chứng khó hay khó lường được
Trong gương xem bóng dễ thấy hình.
Đáy nước mò trằng nhọc công chắc.



Đây là một bài thơ ngài Huyền giác nói lên ngũ nhãn do sự tu tập của hành giả từ nhục nhãn thô đến sự mở năm mắt trong sạch, thanh tịnh. Cũng đôi mắt thịt nhưng khi con người tu học thanh tịnh thì có cái thấy biết sâu nhiệm, soi thấy vạn pháp ngay thật tướng của nó.Như vậy, khi người tu đạt đạo họ sẽ mở sáng năm mắt, thấy suốt cội nguồn mà những người thường không thấy được. Trong bài viết này, xin tạm mượn lời kinh trong "Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận " của Thiền Sư Tuệ Hải để diễn thuyết về năm mắt:

1.Thấy sắc thanh tịnh gọi là nhục nhãn. Con người bình thường của chúng ta thấy sắc là nhiễm sắc, bị nhiễm ô. Còn thấy sắc thanh tịnh, ngay mắt thịt, thấy sắc mà không nhiễm sắc, không mê lầm thì đó là được con mắt thịt thanh tịnh.

2. Thấy thể thanh tịnh gọi là Thiên nhãn: Tức là con mắt của cõi trời thấy suốt qua mọi hình tướng mà lìa tướng gọi là thấy thể thanh tịnh. Như vậy là được Thiên nhãn tinh tức là mắt trời thanh tịnh. Con mắt của chư thiên các cõi trời thường thấy suốt những vật ngăn ngại nhưng cũng chưa được gọi là thanh tịnh vì đây cũng còn mê.

3. Đối các cảnh sắc thiện ác đều hay phân biệt vi tế, không nhiễm trước cảnh ấy được tự tại gọi là Tuệ nhãn. Tuệ nhãn là con mắt tuệ, tức là thấy thấu qua tướng phân biệt không ngăn ngại, có chỗ nói thấy được lý không các pháp gọi là Tuệ nhãn.

4. Thấy mà không có chỗ thấy gọi là pháp nhãn: Thấy suốt qua các pháp sai biệt. Có chỗ gọi là thấy sự sai biệt của các pháp tùy cơ giáo hóa chúng sanh tùy bệnh cho thuốc gọi là pháp nhãn.

5. Không thấy mà không không thấy thì gọi là Phật nhãn: Phật nhãn là thấy suốt tất cả mà không có dấu vết gì để thấy cho nên gọi là không thấy mà không chẳng thấy. Tức là thấy suốt tất cả.

Trong ngũ nhãn này, chúng ta sẽ thấy sự tu hành theo từng cấp độ khác nhau. Từ ngay chỗ nhục nhãn bình thường chỉ thấy sắc là nhiễm sắc. Thấy cành hoa, ngay chỗ đó nảy ra ý phân biệt hoa đỏ, hoa trắng xanh đủ màu. Rồi từ ngay chỗ phân biệt đó sanh ra cảm xúc thọ cảm. Thích thì vui, không thích thì buồn thất tình sẽ tràn ngập che đậy cái thấy suốt soi. Còn con người có tu học sẽ nhìn thấy ở cấp độ cao hơn một chút. Họ nhìn thấy trong cánh hoa đó do đất, nước, gió, lửa, do công của con người , do ý thức hệ từ quá khứ, hiện tại, vị lai kết hợp thành. Rồi từ đó giả danh cho đó là hoa đỏ, hoặc hoa hồng, tốt xấu, do chủng nghiệp đó tự đạo diễn chứ thật ra không có cái chủ thể nhất định. Người thấy như vậy thì gọi là có nhục nhãn thanh tịnh.

Từ chỗ thấy các tướng duyên hợp không thật thể như vậy mà tâm thanh tịnh, không nhiễm sắc tướng. Mọi ý niệm khi thấy đều không dính mắc. Thấy như vậy gọi là thấy thể thanh tịnh gọi là Thiên nhãn. Khi chúng ta thấy các sắc thiện ác, tốt, xấu đều do duyên hợp cả. Bản thề của nó đều thanh tịnh. Khi đối trước tất cả các duyên đều biết rõ nhưng không phân biệt nhiễm ô. Không dính vào tất cả các pháp đều biết, đều soi sáng nó. Đối trước những cảnh, pháp tướng đều tự do lui tới thanh thoát. Khi thấy một cành hoa, ta vẫn thấy nó rõ rang từ tướng đến sự chuyển biến sinh diệt nó. Thấy đó là hoa hồng tướng do duyên hợp. Do tập khí, ý thức hệ tạo cho nó cái danh hoa hồng. Rồi nó tốt đẹp, rồi một ngày nào đó nó hoại. Trong chuỗi sinh diệt đó, ta thấy rất rõ rang là nó không có mất mà nó được chuyển biến từ thể này sang thề khác. Từ cành hồng đẹp đến tàn rụi. Những khí chất đó được bốc lên thành mây, rồi mây thành mưa tưới tẩm xuống hạt giống hoa hồng và vạn vật sinh nở tiếp. Nghĩa là tuệ nhãn ta nhìn thấy những chuỗi sinh diệt giả có vi tế bên trong vạn pháp.

Thấy mà không có chỗ thấy gọi là pháp nhãn. Khi thấy được những chuỗi sinh diệt của vạn pháp thiện ác rồi soi thấy đến sự duyên hợp giả có của nó rồi. Thì khi đó, người hành giả cùng cái thấy đó cũng không có nữa. Vì nó cũng không thật thể, không tướng thấy, không ngã, không pháp. Mọi vật đều có tánh thấy hằng có. Thì đó, không có năng kiến cùng sở kiến, cái nhìn thấy và vật bị thấy mọi cái đều là cái tánh thấy cả. Thì đó gọi là pháp nhãn, cái thấy biết cùng vạn pháp là một. Không thấy mà không không thấy thì gọi là Phật nhãn. Ở đây, cái thấy biết cùng vạn pháp là một. Và ở đây, tánh thấy thanh tịnh đã hằng có từ vô thủy, vô chung đã thể hiện rồi thì mọi vấn đề vọng niệm để thấy hay bất cứ một niệm tưởng nào, một pháp nào đều chẳng phải cả vì “Bản lai vô nhất vật”. Ở đây, chỉ không thấy, không không thấy bặt tất cả sự thấy biết.

Người hành giả từ sự tu hành nhìn soi thấy như vậy rồi. Họ biết rõ căn cội của vạn pháp từ đó trong tâm sinh ra những lực bền chắc tiến tu, làm cho người hành giả không thoái chuyển.

“Tịnh năm mắt được năm lực”

Năm lực ở đây tức là năm sức mạnh tín tâm phát khởi hình thành năm lực thúc đẩy hành giả tiến tu:
- Lực thứ nhất là "tín lực". Khi họ đã nhìn thấy căn gốc vạn pháp là huyễn hợp, không thật thể, thấy được bản tâm thanh tịnh thì ngay đó phát khởi được “tín tâm” mãnh liệt để tiến tu. - Lực thứ hai là “Tấn lực”; là sức mạnh luôn luôn thể nhập, huân tập tu hành. Vì khi đã thấy vạn pháp như vậy rồi.
- Lực thứ ba ở đây gọi là “niệm lực”. Niệm ở đây không phải như tâm mình thường niệm. Mà ở đây là tâm chuyên nhất luôn thường biết, không có một tạp niệm nào xen vào đó liên tục như vậy gọi là “Niệm lực”.
- Thứ tư là “Định lực”. Một sức mạnh an định, vững vàng. Khi họ đã quán soi vạn pháp thật rõ ràng không chủ thể nhất định do duyên hợp mà có. Từ đó, họ không dính mắc vào pháp nào cả. Cho nên, chuyên nhất, nhất niệm tạo thành niệm lực xuyên suốt, không thời gian, không không gian, không pháp ngay chỗ đó họ có một lực định vững vàng. Từ định lực vững vàng. Họ luôn luôn tỉnh thức, quán soi vạn pháp, quán soi cội gốc của vạn pháp. Biết rõ tất cả chỉ là một giấc mộng giả hợp.
- Và cuối cùng, ngay đó, họ quán soi được các pháp đều bình đẳng. Từ đó, tâm họ sáng suốt không bị mê lầm gọi là “Huệ lực”. Đó gọi là Năm lực.

Chỉ chứng mới hay khó lường được”.

Ngay đây, ngài khuyên ta nên tu học. Rồi chứng đắc tự biết ngay chỗ đó chứ thật tế ở danh tự ngôn ngữ chỉ năm mắt, năm lực không nói lên được sự huyền diệu của nó. Hãy vào đó đi bằng cái tâm bình đẳng.

“Trong gương xem bóng dễ thấy hình.
Đáy nước mò trăng nhọc công chắc
”.

Đây nói trong gương xem bóng mình. Nó sẽ in hình lên dễ thấy hình. Nghĩa là hằng ngày hãy tự xem gương soi thấy mình đi để tự thấy mình mà sửa lấy mình. Hằng ngày, tu tập quán xét các pháp, quán thân bất tịnh. Ngay nơi tâm mình mà thấy mà nhìn nó diễn biến để thấy các pháp thật tướng nó như thế nào. Từ chỗ tự quán xét mình ngay tức khắc đó, trên tinh thần tỉnh giác thì chúng ta ít bị vọng tưởng lôi cuốn. Và ngay đó, chúng ta sẽ nhìn thấy nó các tướng vọng tưởng, tham, sân, si. Ngay đây, chúng ta như một người chủ nhà nhìn xem hàng ngày, hàng giờ khách đến, khách đi, khách mang gì đến, mang đi những gì, khách đang làm gì. Khi những người khách đó có tâm xấu, người chủ như mình hòa nhã bảo rằng: “không cần chúng ta phải làm như vậy, đừng lấy, đừng bỏ những gì cả”. Vì quí khách đã có sẵn mọi thứ thì khi đó người khách điềm đạm tự do ra đi, người chủ lúc ấy chỉ mỉm cười. Ngay đây, người tu Mật chú Chuẩn đề, họ tỉnh tâm cho vang lên âm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Khi mọi người khách đó đến, họ ai cũng nghe được âm thanh “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Những người khách đó, họ nghe từ từ tâm của họ được huân tập âm thanh hương thơm Chuẩn đề đó. Khi họ đến, những đồ đạc, vật dụng mang theo hay hoặc khi họ đi những đồ vật dụng tuy khác muôn màu nhưng mỗi hiện vật khách đó đều được ướp hương “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Và những người khác đó đến lui ở ngôi nhà đó đến một lúc họ tự nói tôi và chủ nhà thì ra giống nhau chỉ có một hương thơm đó thôi. Thì ngay chỗ đó, khách và chủ ôm nhau. Và sự tới lui đi đứng chủ và khách không khác nhau. Rồi đến một lúc nếu đã là chủ khách như nhau thì làm ngôi nhà làm chi, hãy giở tung nó ra đi. Khi đó, bầu trời Chuẩn đề không gian bao la Chuẩn đề đều vang lên “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.

Đấy là sự quay trở lại của chúng ta “Trong gương xem bóng thấy hình. Hãy tự soi sáng lấy mình”. Nếu không, chúng ta cứ mãi chạy theo vật vọng tưởng: “Đáy nước mò trăng nhọc công chắc”. Cứ mãi chạy theo bên ngoài. Cũng như lặn sâu xuống đáy nước để mò trăng, bắt trăng thì nhọc công thôi. Trăng ấy ở trên trời cao ta phải hướng nhìn về nơi ấy chứ không thể bắt trăng dưới đáy nước chỉ là những ảnh tử mê mờ, vọng tưởng, tưởng chừng như thật. Trăng ấy tròn sáng tức tự tánh thanh tịnh của mình nó không thể dùng một tác động, một pháp nào vọng niệm mà tìm bắt nó được. Vì tự tánh thanh tịnh nó đã có trước sự bắt được tham cầu. Nó đã có sẵn. Ngay đó, hãy trở về với tự tâm của mình thì ánh trăng mới sáng tỏ.

Tâm tự xưa nay tâm
Bổn tâm chẳng có pháp.
Có pháp có bổn tâm
Chẳng tâm, chẳng bổ tâm



Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 10:35:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#32 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 11




Chánh Văn:

Thường độc hành, thường độc bộ
Độc giả đồng du Niết bàn lộ.
Điệu cổ Thần thanh phong tự cao.
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố


Dịch Nghĩa:

Một mình đi, một mình bước.
Niết bàn chung lối cho người đạt.
Điệu xưa Thần nhẹ dáng thanh cao.
Xương cứng thân gầy ai để mắt



Mùa xuân mới đã đến, muôn hoa đua nở. Có ai đó bảo rằng đã là hành giả tu học rồi mà còn thấy xuân đến, xuân đi nữa sao?

Tay không cầm cán mai.
Đi bộ ngồi lưng trâu.
Người đi qua trên cầu.
Cầu trôi nước chẳng trôi


Mọi sắc tướng, hình danh, thời gian với con mắt của người tu chỉ giả mộng. Họ không đả động, không vấn vương, vướng bận vào. Vì họ đã hiểu tất cả chỉ là một sự duyên hợp giả có thôi. Từ những sự việc vạn pháp bên ngoài cùng những sự lăng xăng nổi lên trong tiềm thức, họ luôn nhìn thấy nó tỉnh giác, hóa độ từng niệm tưởng lăng xăng, từng chúng sanh trong đó.. Duyên đến họ biết, duyên đi họ cũng biết. Nhưng cái biết ấy nó không có ở đâu cả, không hình danh, không sắc tướng, không có trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng nó vẫn thường trụ, vẫn hằng có như bao giờ. Từ vô thủy, vô chung đến nay nó không mất, không vơi. Và hôm nay, nó cũng không có gì cả. Không một vật nhưng nó thực chứng biết hiện hữu trong từng giác niệm.

Đây là một vầng thơ: “Tay không cầm cán mai”.

Đâu có tay, đâu có người, cũng không có vật nhưng luôn biết trong từng sát na, luôn có trong vạn pháp, vạn vật, sở hữu tất cả. Cho nên, mùa xuân đền rồi đi thấy có sự đi, sự đến, sự còn, sự mất, đẹp, xấu nhưng không có vướng bận vào những sự vật nào cả. Vì trăm năm, vạn năm, Mùa xuân đến đi nó đã có sẵn “Thường biết” trong những cánh hoa. Người tu thì lúc nào, giờ phút nào cũng an lạc. Hoa lúc nào cũng nở. Hương vị của chân như nó có khắp mọi nơi mặc tình tự do lui tới không bị ngăn ngại. Cho nên, luôn luôn lúc nào cũng “Đi bộ ngồi lưng trâu”.

Họ cứ sống, đói thì ăn, khát thì uống, buồn ngủ thì cứ ngủ, du hí vui chơi ở tất cả mọi niệm tưởng. Tướng giận, tướng tham, sân, si, những cái gọi là đau khổ cũng chỉ là những trò chơi vui thôi. Họ du hí thần thông. Họ dùng sự vui đi tới, đi lui, lúc nào cũng an vui, thường, lạc, ngã, tịnh. Ở chỗ nào cũng vậy, ở đâu cũng như như thường biết.
Sống trong cảnh mà lòng không bị cảnh dẫn: “Người đi qua trên cầu, cầu trôi nước chẳng trôi”.

Người hành giả Mật chú Chuẩn đề luôn luôn lúc nào họ cũng thấy cái chơn niệm đó. Cái pháp thân đó nó không bao giờ niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuần đề, ta bà ha. Bộ lâm” nhưng luôn luôn lúc nào cái biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuần đề, ta bà ha. Bộ lâm” cũng hằng biết như vậy. Pháp thân đó không bao giờ kiết một cái ấn nào cả nhưng nó là ấn “Đại không Thủ Ấn”. Ấn và chú này nó có sẵn trong từng giác niệm của vạn vật, vạn pháp. Người tu Mật chú Chuẩn đề, họ huân tập trong từng giác niệm. Khi mỗi mỗi niệm tưởng nổi lên trong tâm của họ. Ngay đó, họ luôn biết là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nhưng niệm tưởng đó không có, chỉ có người tu mới độc hành với nó, đi cùng với nó, hiểu cùng với nó:

Một mình đi, một mình bước.
Niết bàn chung lối cho người đạt.
Điệu xưa Thần nhẹ dáng thanh cao.
Xương cứng thân gầy ai để mắt


Ngay ở đây họ chỉ một mình bước, một mình đi. Vì vạn pháp cũng chỉ là những giác niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ bước đi, cứ sống an lạc, độc hành với thần chú đó. Ngay đó, không có cái tướng của “Tôi”, hoàn toàn mất dấu, âm thanh của thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” cũng tan hòa. Vạn pháp chỉ có cái biết độc hành, không pháp, không thân, không một pháp ở đó.

Niết bàn chung lối cho người đạt
Điệu xưa thần nhẹ dáng thanh cao


Điệu xưa là một sự quen thuần thục hòa tan với cái biết đó. Chỉ có cái thường biết không hình, không tướng, không niệm (Không niệm là không có niệm hai bên thiện ác lăng xăng). Vì không có một pháp nào dính mắt nên “Thần nhẹ dáng thanh cao”.Cứ như thế mà sống. Bề ngoài thấy thân gầy nhưng bên trong xương cứng ai để mắt. Một cuộc sống thật an lạc, vững chắc, tiềm tàng trong vạn sự, vạn vật.

Đây là thông điệp của Diễn đàn Tâm mật. Mượn lời thơ xưa để nhắn gửi một thông điệp từ trong Tâm Mật sâu thẳm của vạn vật, vạn pháp đang nổi lên, thể hiện lên để chúc quí đạo hữu mãi mãi có một “Mùa Xuân Di Lạc”:

Tay không cầm cán mai.
Đi bộ ngồi lưng trâu.
Người đi qua trên cầu.
Cầu trôi nước chẳng trôi

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Xuân Nhâm Thìn, kính chúc Quí đạo tâm gần xa một “Mùa xuân an khang, Thịnh Vượng”!

Nhờ năng lực tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề giúp quí đạo hữu được chân hạnh phúc, thân tâm khinh an, trí huệ như hải, sự nghiệp, công danh, sức khỏe như ý.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 11:11:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
Quang Tue  
#33 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Chúc mừng Thầy đã ngộ nhập được Thai tạng, Kim cạng tạng. Tôi xin được phủ phục dưới chân người mà hành lễ.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
thanks 1 người cảm ơn Quang Tue cho bài viết.
Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#34 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 35




Chánh văn:

Tuyết Sơn Phì Nhị Cánh Vô Tạp.
Thuần Xuất Đề Hồ Ngã Thường Nạp,
Nhất Tánh Viên Thông Nhất Thiết Tánh
Nhất Pháp Biến Hàm Nhất Thiết Pháp.
Nhất Nguyệt Phổ Hiện Nhất Thiết Thủy,
Nhất Thiết Thủy Nguyệt Nhất Nguyệt Nhiếp.
Chư Phật Pháp Thân Nhập Ngã Tánh,
Ngã Tánh Đồng Cộng Như Lai Hiệp.
Nhất Địa Cụ Túc Nhất Thiết Địa.



Dịch Nghĩa:


Cỏ Phì Nhị Thuần Trên Núi Tuyết,
Cho một Đề Hồ Ta Nếm Thực.
Một Tánh Viên Thông Hết Thảy Tánh.
Một Pháp Bao Gồm Tất Cả Pháp
Một Trăng Khắp Hiện Tất Cả Nước
Tất Cả Trăng Nước Một Trăng Nhiếp.
Pháp Thân Chư Phật Vào Tánh Ta,
Tánh Ta Cùng Với Như Lai Hiệp.
Một Địa Đầy Đủ Tất Cả Địa.
Chẳng Sắc Chẳng Tâm Chẳng Hạnh Nguyện.


Ở phẩm này ngài Huyền Giác nói lên sự tu chứng ngộ nhập như lai thật tướng. Ngài nói tất cả sự vật, vạn niệm, vạn pháp trên, cũng chỉ là một mà thôi. Nó không hai như loại cỏ mọc trên vùng tuyết sơn trên, nó không có một loại cỏ nào mọc xen vào cả. Cho nên nó thuần một.

Vạn pháp hình danh sắc tướng, sanh, trụ, dị, hoại, diệt thấy nó trùng trùng duyên khởi lên nhau, nhưng ngay nơi đó nó có cái không hai. Chúng ta, no biến hành như trên, nhưng thực tế nó chỉ là do các tướng giả duyên hợp vào nhau mà hình thành thôi. Trong đó nó không có thực tướng của nó, do duyên hợp. Cho nên chúng ta thấy nó biến khởi duyên với nhau, cấu tạo nên muôn hình muôn sắc, những thứ đó, những pháp đó ta thấy hiển hiện bên ngoài giả có như vậy. Thấy nó hiện hữu như vậy, nhưng thực tế chúng cũng do tâm thức mà biến hiện cả. Khi tâm thức hiện hiện giả có như vậy. Ngay nơi đây chúng ta không thấy sự duyên hợp giả có đó, mà vô minh chạy theo những sự vọng tưởng, giả danh có trên mà hình thành thế giới căn thân tạo nghiệp dẫy đầy.

Ngay nơi đây chúng ta nên dừng lại tỉnh giác lấy lời giáo huấn của chư tổ mà quay về bến giác. Như đức Lục Tổ Huệ Năng nói: “ Tâm có cả thảy sự vật, tánh là ly cả thảy sự vật”. Có cả thảy sự vật là sao?
Khi căn tiếp xúc với trần, ngay nơi đó chỉ biết thôi, không phân biệt nắm bỏ pháp nào cả. Cũng như người hành giả đi ngoài chợ đời, người ấy thấy tất cả, những sự vật nào là người bán khoai, bán đậu, hoa trái. Tất cả biết, nhưng người hành giả đó không cần phải phân biệt gì cả, không chấp không một vấn đề chi tiết nào cả, ngoài cũng như những niệm lăng xăng xáo động lúc đi chợ đó. Nếu buổi đi dạo chợ đó họ không phải dùng một pháp tu nào cả, họ không khởi niệm gì cả. Thì ngay nơi đó họ làm chủ được, họ sở hữu được cả chợ đó, họ có cả thảy sự vật. Ngay nơi đó tâm của đức Lục Tổ thể hiện. Vì không vướng mắc vào sự chấp bỏ, cũng không có một giác niệm nào cả, cho nên họ cũng ly tất cả sự vật tánh lại hiện bày. Tâm và tánh nơi đó như hư không, hư không ấy chuyên chở cả vạn sự, vạn vật. Tâm hư không nhưng có diệu hữu, đó là cái “ hằng biết” giác tánh mượn văn tự để nói thôi. Ngay nơi đây, nếu chúng ta còn tìm hiểu so đo, thì tâm chân như thành tâm vọng, chân như đã hằng có diệu hữu kia không cần một giác niệm nào nơi đó cả, cũng không có một dấu vết, không có giác niệm ấy nữa, thì:

Một Tánh Viên Thông Hết Thảy Tánh.
Một Pháp Bao Gồm Tất Cả Pháp
Một Trăng Khắp Hiện Tất Cả Nước
Tất Cả Trăng Nước Một Trăng Nhiếp.
Pháp Thân Chư Phật Vào Tánh Ta,
Tánh Ta Cùng Với Như Lai Hiệp.
Một Địa Đầy Đủ Tất Cả Địa.
Chẳng Sắc Chẳng Tâm Chẳng Hạnh Nguyện.


Ngay nơi đây người hành giả tu theo mật chú Chuẩn Đề họ sẽ thể nhập vạn pháp nhẹ nhàng hơn, lấy cái lý một là tất cả, tất cả là một để vào pháp tu bí mật của Chuẩn Đề mật hạnh, một sự trải qua hay một sự thể nhập tánh không diệu hữu trên. Người hành giả mật chú Chuẩn Đề họ nhẹ nhàng xả bỏ, buông thỏng tay, tâm nhẹ nhàng niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, đi đâu họ cũng niệm trong tâm, nội thức luôn vang lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Tiếng kẻng vang lên, tiếng còi xe, hạt mưa rơi, tiếng thở dài của người phu công, tiếng khóc trẻ thơ, một chiếc lá rơi, hạt sương đọng trên cỏ, một cảm xúc tuổi thơ, một vầng thơ nhẹ nhàng êm ả, một cơn tức giận nó đến đều thể hiện lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả mật chú Chuẩn Đề họ tu như vậy, không có một niệm khởi để tu, không có một chút dụng tâm vô công dụng đạo. Đàn tràng của họ là trời xanh, mây trắng, nước chảy, sương rơi, quạ kêu. Ở đâu cũng thấy chư như lai, ở đâu cũng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ở ngay nơi pháp tu bí mật này, người hành giả cũng chưa từng bỏ qua cái tôi của họ, vì tất cả vạn niệm vạn pháp trên nó đều thể hiện cái tôi trần tục của trần gian này. Khi thấy cái tôi dơ dáy, cái tôi thiện lành nó đến nó đi bất chợt. Nó đều mang cái biết nơi đó, biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Một cũng như vạn niệm đều biết như vậy, thì cái tôi và vạn pháp có khác không?

Một Trăng Khắp Hiện Cả Nước
Tất Cả Trăng Nước Một Trăng Nhiếp.



Ánh sáng lung linh của ngọn đèn dầu tưởng chừng như nó chợt tắt, nhưng để bước qua cái tắt tối đen đó nó vẫn luôn sáng. Vì mỗi niệm, mỗi niệm, mọi vạn pháp chuyền nhau sinh diệt như vậy, nó đều có từng cái biết hằng có trong đó. Người hành giả mật chú Chuẩn Đề họ biết thấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Tà Bà Ha. Bộ Lâm, họ thấy như vậy, rồi một giọt sương rơi cảm giác lành lạnh đến với họ, trong cái cảm thọ của lạnh nóng, buồn tủi vui đùa kia của một đứa trẻ một người già, hay một con chim cảm thọ sương xuống nó kêu lên, tiếng khóc của trẻ thơ khi khát sữa mẹ. Tất cả, tất cả cảm thọ ấy, nó cũng đều có chân ngôn, cái biết chân ngôn của tâm chú Chuẩn Đề nó vi diệu như thế, cho nên mới gọi là Phật mẫu Chuẩn Đề. Một dòng chuyển biến, một dòng sinh hóa như trên, mà người hành giả mật chú Chuẩn Đề làm cho tâm chú ấy sống lại, nó sống lại để thể hiện một đức Như lai, một đức Phật, cúng dường mười phương thế giới chư Phật ấy là dòng đạo của Thai tạng Mật giáo, đem tất cả vạn pháp về với như lai bằng con thuyền Kim cang Mật tạng.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.






PHẨM 36




Chánh văn:

Đàn Chỉ Viên Thành Bát Vạn Môn
Sát Na Diệt Khước Tam Kỳ Kiếp
Nhất Thiết Số Cú Phi Số Cú
Dữ Ngô Linh Giác Hà Giao Thiệp


Dịch Nghĩa:

Khảy Tay Tròn Thành Tám Vạn Môn,
Sát Na Dứt Sạch Ba Kỳ Kiếp.
Tất Cả Số Câu Chẳng Số Câu,
Nào Có Dính Gì Với Linh Giác.



Ở đây ngài Huyền Giác nói lên sự đốn ngộ, nhận ngay bản tánh chân thật tự tánh thanh tịnh không cần phải đi từ thứ lớp này đến thứ lớp kia, câu cú này đến câu cú kia. Vì bản tánh thanh tịnh đã có sẵn từ vô thủy vô chúng đến nay, không phải dùng một pháp nào để hình thành nó cả. Mà ngay nơi tự tâm thanh tịnh đó mà tỉnh giác nhận ngay không chần chờ, không một mãi suy nghĩ câu cú phương pháp nào cả. Vì tất cả văn tự ngữ ngôn không thể nào diễn bày lên được bản tánh thanh tịnh đó, vì tất cả vạn pháp, vạn thức những thứ hiểu biết trên thế gian này đều hình thành nên do tập khí vọng tưởng. Những loại trí thức mà chúng ta cho rằng là hay là giỏi, bản chất chúng cũng được hình thành duyên hợp giả có nhiều đời nhiều kiếp, rút tỉa dũa mài, gom góp từ người này qua người khác. Mà ngay chính người đó cũng được hình thành duyên hợp trùng trùng duyên khởi trong tâm thức họ rồi để được những của cải giá trị giả danh nó. Vì sao gọi là giả danh có, vì bản chất chúng do những duyên hợp nhiều cái, nhiều đời. Rất nhiều cái hợp thành mà có cái hiện tượng trí thức đó. Cho nên nó không có bản chất thực thể nhất định nó. Chúng cũng bị hao mòn thay đổi theo từng sát na, thời gian không gian, không riêng gì trí thức tâm thức đó, luôn cả những hữu hình núi sông, cây đá, sắt thép, sông núi, mặt trăng, mặt trời, trái đất vũ trụ thiên hà này. Chúng cũng phải bị theo qui luật sanh, trụ, dị, hoại diệt. Những thiên hà cách đây bao ngàn năm ánh sáng, chúng cũng đã hủy diệt từ lâu, rồi sanh đi vì bản thân chúng cũng được hình thành bởi duyên hợp của nhiều chất loại vi sinh, nguyên tử, nó cũng sinh diệt từng giờ, từng phút. Thấy chúng mất đi nhưng nó giả còn ở một hiện trạng khác, thấy chết đi, tử đi, nhưng để sống một loại hình, loại tư duy mới, do một lực kéo nó đi đó là nghiệp lực.

Mỗi vật mỗi pháp mọi ý niệm khi chúng duyên khởi lên nó đều có một lực, một sức xoay chuyển, chuyển động nó tác động để hình thành nên một loại hình thái, một loại tư duy khác sanh tử. Khi nhìn vạn vật vạn pháp với những khía cạnh đó, đức Phật bảo rằng chúng không thật thể do sự duyên hợp mà hình thành nên, có rồi không, không rồi có, từ đó chuyển biến động chuyển hình thành nên vô số giác niệm vô minh niệm, vọng niệm. Ngay nơi những vọng niệm, giác niệm vô minh niệm, vô niệm, hữu niệm chúng sinh lấy những của nghiệp đó tự đi gây tạo nghiệp quả hình thành nên căn thân, thế giới, nghiệp quả báo. Cho nên từ đó căn thân này, chúng ta đã có đầy đủ những thứ kia ra đời, dịch chuyển đến cái mới khởi niệm. Thì ngay nơi đó căn thân chúng ta đã có sẵn đủ thứ hình ảnh sắc tướng, không tưởng, đủ tất cả các niệm tưởng phân biệt, ngày đêm nó biến hành không ngừng nghỉ. Ngay nơi khởi niệm đó, ngay nơi sát na đó có đầy đủ tất cả chủng tử thiện ác, vô ký nó sẽ tự hình thành duyên hợp với nhau, từ trong tự đáy lòng tàng thức căn thân đó rồi cũng ngay nơi đây, sắc thọ tưởng hành thức cảm thọ phân biệt, phân định đúng sai theo từng nhóm tập nghiệp đó, rồi phát ra nơi miệng, yêu thương thì có những loại cảm thọ yêu thương, ngôn ngữ có những loại ngôn ngữ yêu thương ái luyến, nóng giận, buồn khổ… Thì có những loại cảm thọ trùng duyên, nghịch duyên chen nhau phát ra. Khi khẩu không giải quyết nổi những vấn đề tồn đọng chủng tử bên trong hết, không lột hết vấn đề, thì ngay nơi đó “thân” sẽ thể hiện ra – thiện, yêu thì cũng có những hành động nhẹ nhàng, thương cảm do bên trong điều khiển, ngược lại thì ra tay đánh, đấm, đá làm mọi cách, mọi động tác để thể hiện chuyển tải những chủng nghiệp bên trong. Đánh đấm không chuyển hết những cái tồn đọng bên trong, ý bắt đầu đưa ra những mưu mô yêu ghét, thương hận. Kết hợp từng loại trí thức học hỏi từ lâu đời, rồi bên ngoài kết hợp với những loại người, vật cho đến nhóm số đông mà hình thành tô đắp nên nền tảng ngã mạng. Vì ý căn là ngã chấp, những ý niệm bảo vệ, phá hại, mưu lược xâm hại sẽ hình thành. Đã hình thành được thân, khẩu, ý, thì nghiệp mới sẽ hình thành huân tập tiếp vào căn thân thế giới tàng thức. Dòng sanh tử luân hồi không bao giờ chấm dứt. Nước mắt của chúng sanh bốn biến không chứa hết là vậy. Sự lý duyên khởi trùng trùng điệp điệp lên nhau. Chúng ta cứ chạy mãi theo như vậy, thì vô minh không có trí huệ, đều sống trên những sự duyên hợp giả có đó thôi, làm bất cứ những gì, sống như thế nào cũng đều trên nền tảng đó “ Sở tri chướng” – Hay gọi là kiếp trược, kiến trược. Nó đã được hình thành bằng sự sống và nghe trong vô lượng kiếp. Đức Phật ra đời để tu, để chuyển động trong cái chuyển động đó Ngài cũng giả danh thành đạo, cũng nắm tay với chúng sanh để dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, chứ thật tế chư Như lai không có thành đạo, không nhập Niết bàn, không tu đạo.

Đức Phật bảo rằng trong 49 năm qua ta không nói một điều gì cả, vì Ngài sợ chúng sanh chấp dính vào những pháp của Ngài, cái mê pháp cũng là si mê, cái tham pháp cũng là tham pháp. Ngài chỉ dạy ta hãy thực hành theo trung đạo, đừng chấp có không, nhơ sạch, thiện ác… Vì tất cả chương cú, ngôn ngữ, ý niệm dính được linh giác.
Tất Cả Số Câu Chẳng Số Câu
Nào Có Dính Gì Với Linh Giác.

Mà ngay nơi bất cứ một pháp nào cho đến không pháp, hãy tỉnh giác nơi đó. Vì bản tánh thanh tịnh nó đã có từ lâu đời, không cần phải phân định suy xét nhiễm ô. Nếu phân định suy xét nhiễm ô thì chân tịnh thành bất tịnh. Ngài dạy cho chúng ta rất nhiều điều, nhưng cuối cùng Ngài sợ ta chấp vào đó, Ngài bảo rằng ta không nói gì cả. Ngay nơi ý niệm không nói gì cả, Ngài đã thầm nói một loại ngôn ngữ chưa từng có bao giờ, bảo rằng cái đó mới là chân thật, cái đó nó đang chuyển tải lời nói Như lai, cái đó là sự sống thai tạng. Một công án ta không nói gì cả, nó đồng nghĩa với : “ Thích Ca niêm hoa Ca Diêp vi tiếu”

Khảy Tay Tròn Thành Tám Vạn Môn
Sát Na Dứt Sạch Ba Tỳ Kiếp.



Ngay nơi đây xin nhắn gửi ai đó, hãy nhẫn nhục một thứ nhẫn nhục rộng lớn, hãy nuôi dưỡng Thánh thai, Thai tạng đó bằng Mật tạng – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.




Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:40:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ledao  
#35 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ledao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 8 lần trong 6 bài viết
Em là người mới bước chân vào con đường tu tập do được cuiyang hướng dẫn. Nhưng em thật sự tri ân tới Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em. Em cảm ơn những tâm huyết mà Thầy đã trao gửi qua những bài viết.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
thanks 1 người cảm ơn ledao cho bài viết.
Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#36 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 37




Chánh văn:

Bất Khả Hủy, Bất Khả Tán,
Thể Nhược Hư Không Vô Nhải Ngạn.
Bất Ly Đương Xứ Thường Trạm Nhiên.
Mích Tức Tri Quân Bất Nhã Kiến.


Dịch:

Chê Chẳng Được, Khen Chẳng Được,
Thế Tợ Hư Không Bờ Mé Dứt.
Chẳng Rời Trước Mắt Thường Lặng Trong,
Còn Tìm Tức Biết Anh Mờ Mịt.


Ở bài này đức Huyền Giác nói đến tính linh giác hằng biết, cũng chỉ mượn văn tự để tạm chỉ thôi, chứ thật tế khen chẳng được, chê chẳng được. Tất cả những ý niệm ngôn ngữ đều không động đến tính linh giác đó. Khi tu thiền mật định cũng không thấy ở đó nữa, thấy mà còn không thấy được thì nói làm sao cho được. Ngay đó tất cả sự việc vạn niệm vạn pháp thấy có tướng động tịnh, còn ngay nơi tánh thanh tịnh đó không hề có sự động tịnh gì cả. Nó như hư không kia tất cả sự vật, vạn tướng, vạn niệm thấy có tới lui động niệm do sự duyên hợp mà thành nên tướng kia. Chớ bản chất hư không, không bao giờ có động tịnh gì cả. Vì nó đã thường hằng không chờ một duyên nào tác động đến, không nhờ một duyên nào làm cho nó tịnh cả.

Khi chúng ta tác pháp, làm tất cả thì cũng chỉ trong phạm vi của sự vọng tưởng điên đảo. Hư không kia còn có tính như thế, còn tánh linh giác thanh tịnh kia mặc dù không động, không tịnh. Nhưng có cái tạm gọi là diệu hữu, cái diệu hữu này là nói đến sự sinh sống thực tại ngay chỗ các pháp thể hiện lên. Mỗi pháp khi chúng thể hiện lên, hay nói chúng sinh diệt lên nhau. Ngay nơi đó cũng đều cá cái hằng biết sẵn có nơi nó. Cái biết này nó thường hằng không dừng trụ ở một pháp duyên nào cả. Nó rất ngộ là khi tác động, hay không tác động để ý vào nó, thì chỉ trở thành sự vọng tưởng, một sản phẩm bắt buộc, có khi để ý nó. Cho nên văn tự ngữ ngôn chê khen không đến không dính gì với nó cả.

Thể Tợ Hư Không Bờ Mé Dứt
Chẳng Rời Trước Mắt Thường Lặng Trong,
Còn Tìm Tức Biết Anh Mờ Mịt.

Thật tế nó là như vậy: “ Chẳng rời trước mắt thường lặng trong”. Nó ở trước mắt mọi duyên, mọi vạn niệm, nhưng không ai tác động vào nó, không văn tự ngữ ngôn tác động vào nó được. Thế mới nói rằng “ Thường lặng trong”, một sự lặng trong thật bí hiểm, không giãi bày, không giải tỏ được. Ngay đây người hành giả phải biết cái sự lặng trong của nó, phải nhẫn nại mà xem hoa vàng, mưa phùn, suối reo, chim hót, nhảy múa động dụng. Rồi bất động tĩnh lặng cứ cho nó cuốn nhè nhè, cuốn đi mạnh bạo. Trong thác đổ mưa ngày, ca hát quyét đường những hạt bụi bay. Người hành giả ở đây cứ yên lòng niệm : Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Rồi để gió cuốn đi câu chú đó, để tiếng chim kêu thể hiện nó thần chú. Rồi cứ để ngày đêm, sáng tối mặt trời mọc, mặt trăng sáng lan tỏa ánh sáng: “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm”. Có như thế ngay đó chúng ta mới thực tại chứng ngộ cái “ tôi” ngay nơi vạn niệm đó. Thấy cái tôi ấy lúc đó mới thoát ra không còn sự ràng buộc, thể hiện cái tôi của mật chú Chuẩn Đề. Để cái biết mật chú ngay nơi sự thai nghén tư tưởng, thai nghén nó sẽ nở hoa phát sáng trong từng nụ cười ánh mắt của trẻ thơ, bà già, ông già. Của sự sáng lên của mặt trời. Ngay nơi đó không còn thấy là mặt trời, không còn thấy nụ cười vầng thơ nữa, mà Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nó đã thành hình trong thai tạng của vạn vật, vạn pháp. Thai tạng đó nó có trong từng vạn niệm, vạn pháp, một nụ cười tiếng khóc, một cánh rừng hoang giã, rừng núi suối reo. Tất cả của những sự uốn khúc ảo giác trong tâm ta, những nhịp tim nghe nó từ trong đáy lòng đó nó phát ra mật chú.

Bài này viết ra để tự mọi cá nhân hãy tự khế hợp mình với vạn sự, vạn vật với mật chú, để cuối cùng mật chú đó sẽ là thai tạng trong vạn pháp. Ngay nơi đây người hành giả hãy tự chứng ngộ chân ngôn mật pháp. Mật chú nó có trong từng vạn pháp thể hiện ra từng hình tướng, từng cảm giác, cảm thọ. Nó sẽ là sức sống năng nổ, là động lực thúc đẩy vạn pháp sống lại trở về với tánh linh hằng có. Một sự khế hợp bí mật. Vì tất cả ngôn ngữ, mọi người, trời đất, thánh thần cũng không thấy được sự khế hợp đó. Mật chú tánh linh hằng có không khác, luôn luôn lúc ào cũng có tánh linh mật chú trong vạn niệm, vạn pháp, luôn nói lên sự sống thực tại giải thoát không gì ngăn cản nó. Vì nó không bao giờ đụng chạm tới ai, và ai cũng chưa từng đụng chạm tới nó. Mật chú chân ngôn hằng có đức Phật, chư Thánh, chúng sanh đồng có nơi đó. Một thai tạng vô hình bất biến. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là một người đại trí, một loại trí huệ siêu việt, trí huệ này nó cũng đã từng có sẵn trong loài người và chư thiên. Ngài đã thấy chứng ngộ, Ngài tạo ra rất nhiều phương tiện để độ sanh. Thiền, Tịnh, Mật, 3 tông này Ngài lấy sử dụng đó trong cái tông không tướng, vô tướng, vô niệm để hình thành nên 3 tông đó. Nó được sống lại do sự thai tạng trong các pháp. Sau khi đức Như lai diệt độ, thai tạng hằng có thanh tịnh đó là Như lai, Ứng cúng chánh biến tri. Thật vi diệu.
“ Muốn khỏi luân hồi không đâu bằng cầu Phật – Nếu muốn cầu Phật, thì Phật tức tâm.
Tâm nào tìm chi cho xa, đâu có lìa thân này. Sắc thân là giả, có sanh có diệt. Chân tâm như hư không, chẳng đoạn chẳng biến. Cho nên nói: Hài cốt vỡ tan trở về lửa gió, một vật trường linh che trùm trời đất”

Chân Tâm Trực Thuyết.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Ma Ni Pát Mê Hùm


PHẨM 38




Chánh văn:


Thủ Bất Đắc, Xả Bất Đắc,
Bất Khả Đắc Trung Chỉ Ma Đắc.

Dịch:

Lấy Chẳng Được, Bỏ Chẳng Được,
Trong Chẳng Thể Được, Liền Thế Được.

Đây là một loại chuyển ngữ mà Đức Huyền Giác đã thể hiện một hình ảnh tâm. Hình ảnh của tâm thì nó không có sắc tướng, mà nó cũng không phải không có. Cho nên “ Lấy chẳng được”, sờ trước mắt mà thủ bất đắc. Khi có nó rồi thể hiện, khế hợp trong cái không khế hợp không được, không có chỗ bám tâm, bám vào để tâm sinh, thì ngay chỗ ấy mới thật là được. Thật là ngộ nghĩnh phải được trong cái không được, không chỗ bám víu trên mới là xong. Nhưng khi xong chuyến này, thì cũng không chỗ để, được rồi cũng không chỗ cất. Xả bất đắc, bỏ chẳng được. Ngay nơi chỗ không bám víu vào đâu để cho tâm sinh, thì tức khắc nhận ngay đó, đi không cần phải suy nghĩ đắn đo gì cả. Khi suy nghĩ thuộc gì tình thức, hãy lấy nhận ngay chỗ không được gì, tỉnh giác nơi đó thì liền được.

Trong tất cả hành trạng tâm thức của người hành giả đối với vạn pháp. Thì ngay nơi đó chúng phải thật tỉnh giác lấy tính không của nhà Phật, nhìn mọi vật đều thấy được duyên giả tạo, hình thành sinh diệt trùng trùng duyên khởi lên nhau. Nếu chúng ta thấy tỉnh giác như vậy được là trong mọi hành trạng ý niệm đều có cái biết của mình tỉnh giác ngay đó. Mặc tình cho vạn pháp sinh diệt muôn hình vạn tượng, người hành giả chỉ biết ngay chỗ sinh khởi đó, cái biết đó nó hằng có trong muôn đời, nơi sự vật vạn pháp. Chúng ta không cần phải phân biệt, bận tâm, duyên đến cứ biết duyên đi cứ biết trong tâm ta không có một gợn tình thức thọ cảm nào nổi lên cả. Khi có tình thức thọ cảm, ý niệm trong tâm nổi lên, thì ngay đó nó cũng sẽ có cái biết nổi lên. Đến một lúc nào đó tự nhiên chúng ta cũng không cần cái biết đó nữa. Vì tất cả cũng chỉ là vọng tưởng, sở tri chướng thôi. Lúc này ta bình thản an lạc để cho cái biết bí mật, trong tâm mật đó tự nổi lên, nhưng ngay đây phải thực hiện tỉnh tỉnh mà lặng lặng. Cái xao động nổi lên “ tỉnh tỉnh”, nhưng không dính mắc phân biệt loạn động là “ lặng lặng”.

Người hành giả Mật chú Chuẩn Đề lấy tất cả sự lăng xăng loạn động, tĩnh lặng vạn pháp mà nghe ngay nơi nó sinh diệt loạn động đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Tất cả các duyên, ý niệm một pháp nào đến người hành giả cũng nghe chân ngôn ấy. Mới ban đầu chúng ta nghe Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cái âm của chín chữ viết rõ ràng, về sau càng lúc càng lúc khi tâm người hành giả bắt đầu có thấy mật chú đó ít nhiều trong vài ý niệm sự vật. Như có thể nghe thấy tiếng chim kêu, mà nghe thành Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, hay tiếng xe ô tô, xe máy. Khi tập sự nghe được như vậy thì chín âm đó nó đã gom nhỏ lại, nó đi từ sự thô kệt lớn dài rộng đến sự nhỏ nhiệm vi tế. Đến một lúc nào đó, người hành giả khi ngồi tĩnh tọa thiền quán chỉ thấy một hạt sáng trong tâm như những vi trần nổi lên, thì cũng nghe thấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nghe được một hạt nguyên tử đó cho nhẫn đến nhiều hạt nổi lên, nổi lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cứ thiền quán như thế, cho đếnn hiều rất nhiều hạt nguyên tử đều niệm thì ta sẽ thấy trong vạn pháp đó nó thường niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Thấy như vậy, cũng là thấy được sự diệu dụng của Đức Phật Quán Thế Âm Như Lai. Khi nghe thấy như vậy được thì người hành giả cũng không thấy thân mình nữa, vì tất cả vũ trụ này nó cũng đều hình thành bằng những vi sinh nguyên tử không khác nhau. Một cũng là nhiều, nhiều cũng là một, một hạt cát cũng là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Thì tam thiên đại thiên thế giới kia cũng là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Người hành giả tu theo mật chú Chuẩn Đề kết hợp được hai nền tảng tư tưởng Hiển và Mật, từ đó mới được tự do thoải mái. Vì tất cả pháp vạn niệm người hành giả kia đều biết được tướng không giả có, thâm nhập lý không vô tướng. Từ đó thể hiện từng bước mật chú trong từng ý niệm từng pháp. Khi tâm người hành giả đã thông được như trên vào ra trong tâm thức “Lý” không chướng ngại, vào ra trong sự hành pháp không vướng lại tất cả là tất cả đàn pháp, mạn đà la đều thực hành thông lạc, an lạc trong pháp sự. Có nhìn thấy được tướng duyên hợp giả có trên, thì người hành giả sẽ chủ động, sự dung được những hình trạng mạn đà la là vuông, tròn, tứ trụ, bát trụ, mọi hành trạng mạn đà la... Như vậy thì người hành giả sẽ dễ dàng đi trong lý sự viên dung Hiển Mật viên thông mới là cứu cánh.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Ma Ni Pát Mê Hùm



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:42:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#37 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 39



Chánh văn:

Mặc Thời Thuyết, Thuyết Thời Mặc
Đại Thí Môn Khai Vô Ủng Trắc.
Hữu Nhân Vấn Ngã Giải Hà Tông,
Báo Đạo Ma Ha Bát Nhã Lực.


Dich:

Im Thời Nói, Nói Thời Im.
Cửa Đại Thí Mở Toang Thông Suốt.
Có Người Hỏi Ta Giải Tông Gì,
Thưa Rằng Ma Ha Bát Nhã Lực.


Đây cũng nói lên hình ảnh tâm của Đức Thích Ca, khi Ngài niêm hoa dơ cánh hoa lên, ngay tức thời đó Đức Ca Diếp mỉm cười. Ngay đó Ngài không nói, nhưng đã diễn đạt tất cả vạn pháp, Ngài Ca Diếp cũng không nói điều gì, nhưng cũng đã nhận thấy được tất cả. Ở sự tu hành nghe và thấy đều sự dụng cho nhau, họ thấy ở cảm thọ, nghe và thấy đều sử dụng cho nhau. Họ thấy ở cảm thọ, nghe ở cảm thọ, thấy nghe ở cái biết. Cho nên sự nghe thấy đó không cần phải dùng một loại ngôn ngữ nào để diễn đạt cả. Vạn pháp cây cỏ, hoa lá, đất đá sông núi, chim ca đều diễn đạt được càn khôn vạn pháp trong đó, luôn luôn mở toang cánh cửa đại đó.

Im Thời Nói, Nói Thời Im.
Cửa Đại Thí Mở Toang Thông Suốt.


Tất cả cử chỉ nhướng mày, mỉm cười dơ tay, dơ gậy đều diễn đạt được. Chúng ta thấy nghe như vậy, thì mới xứng với pháp, không phải nghe suông, không cần có ngôn ngữ, không đợi người mở miệng mới nghe được. Nghe được như vậy là ta nghe được suốt ở mọi khía cạnh, ở mọi vạn pháp, ý niệm.

Có người hỏi Ngài Duy Chánh Thiền sư: Thầy lấy danh là Thiền sư, mà sao không nói thiền?
Ngài bảo rằng: Ngày đêm nhờ vạn tượng diễn bày, ngôn ngữ nói ra có gián đoạn, mà pháp này vô tận. Cho nên gọi là tạo hóa vô tận tạng.
Ngài nói rằng, mặc dù không nói gì về Thiền cả, nhưng ở vạn tượng, vạn pháp muôn hình muôn vật đều diễn bày được diệu pháp. Chỉ cần thấy một đóa hoa, một tiếng chim, một giọt nước, tiếng gió nó cũng khế hợp được tâm ta cùng với vạn tượng. Ngay đó vạn tượng cùng người không nói gì. Nhưng có một loại ngôn ngữ bí mật, một loại hình ảnh tâm đã thể hiện được điều đó.

Người hành giả thấy một đóa hoa, họ sẽ thấy nó đang trong một sức sống, nó đang trong từng sát na của thời gian, đang nở dần. Trúc biếc xanh kia cũng vậy, nó đang xanh biết trong tâm và cảnh, đồng diễn đạt được nơi đây. Cái lực mà làm cho sự thấy sống lại của vạn tượng kia. Ngài Huyền Giác nói:

Có Người Hỏi Ta Giải Tông Gì,
Thưa Rằng Ma Ha Bát Nhã Lực.


Cái lực này nó sẵn từ bao giờ. Khi con người không chỗ bám víu, tâm ngay chỗ đó không sinh, thì lực rộng lớn bát nhã đó thể hiện - Ma ha là lớn, Bát nhã là trí huệ - Lực trí huệ rộng lớn. Nó rộng lớn vì chõ nào cũng đều có nó cả, nó không bị hạn chế chấp dính ở một điểm nơi nào cả. Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm. Nó rộng lớn viên tròn trong vạn tượng, vạn pháp, gọi là tâm. Có viên tròn không dính mắc ở bất cứ vạn pháp, một pháp nào, thì mới đúng là tâm. Từ chỗ không dính mắc ở một pháp, một niệm nào. Cho nên nó đồng với sự ly tất cả pháp đó, là thể hiện lên bản tánh thanh tịnh đúng với câu: “Có cả thảy sự vật là tâm, Ly cả thảy sự việc là tánh”. Lấy ngay câu này để chúng ta khế hợp với mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta thể hiện tất cả pháp tất cả ý niệm, mỗi mỗi pháp đều thấy nghe mật chú - - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Có pháp thấy cũng nghe, có hình ảnh cũng nghe, không hình ảnh không thấy cũng đều nghe. Chúng ta thấy nghe tất cả pháp viên dung như vậy, thì tất cả sẽ được bình đẳng. Tất cả sẽ là một, một là tất cả. Cho đến khi đó, không con một khởi niệm nghe thấy gì cả, mà tất cả vạn tượng đều niệm cho. Khi đó thì có công, nhưng dụng được đạo.

Trong tất cả đều là đạo, mặc tình tới lui xuôi ngược, khế hợp cái không khế hợp được, thì ngay đó chính là tâm của đức Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.

Chân tâm cùng vọng tâm khi đối cảnh làm sao phân biệt chân vọng?
- Vọng tâm đối cảnh có biết, nhưng mà biết nơi cảnh thuận nghịch, rồi khởi tâm tham sân. Lại trong đó chứa cảnh rồi khởi tâm si. Nơi cảnh khởi 3 độc tham, sân, si đủ rõ là vọng tâm.
- Còn chân tâm không biết mà biết, chiếu khắp bình đẳng, nên khác với cây cỏ. Chẳng sanh yêu ghét, nên khác với vọng tâm. Tức đối cảnh rỗng sáng chẳng yêu, chẳng ghét, chẳng biết mà biết ấy là chân tâm.



PHẨM 40






Chánh văn:

Hoặc Thị Hoặc Phi Nhân Bất Thức,
Nghịch Hạnh Thuận Hạnh Thiên Mạc Trắc.
Ngô Tảo Tằng Kinh Đa Kiếp Tu,
Bất Thị Đẳng Nhân Tương Cuống Hoặc.

Dịch:

Hoặc Phải Hoặc Quấy Người Chẳng Biết,
Thuận Hạnh, Nghịch Hạnh Trời Khó Xét.
Ta Đã Từng Qua Bao Kiếp Tu,
Nào Phải Tầm Thường Cùng Dối Gạt.


Trong bài này, ngài Huyền Giác nói chỗ phải quấy, trái phải. Ngay bản tâm thanh tịnh, thì không có phân biệt phải quấy trái phải gì cả. Vì bản tâm ấy không có vật trong đó, cũng không thiếu một vật trong đó. Tạm nói là vật, là này, là kia để hình thành ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Chứ thật tế trăng đã sáng từ vô thủy, trăng không di không dịch, cũng không trụ, thì tay nào chấp dính nơi đấy được. Ở ngay đây chỉ có người không hội, không nắm, không bỏ nó, không bị vướng víu nào tâm sinh, thì mới gọi là đạo. Tất cả vạn pháp, chúng ta cứ tĩnh tâm ngồi quán tưởng từ thấp đến cao, từ nhiễm ô đến trong sạch, từ thiện đến ác. Thử xem coi tất cả chỉ là một trò phi tưởng, chấp giữ những cái sở tri trong tâm thức mà ra thôi. Bây giờ ngay đây chúng ta ngồi thiền quán tướng sự vật, thấy nó duyên hợp giả có, rồi lấy cái lý đó để làm bàn đạp, làm kinh nghiệm tu chứng, thì thật ra rất là phiền toái. Vì tất cả những nghĩa lý sâu xa kia chúng ta cho rằng nó bay bổng, bay xa cao vời vọi, là phương tiện cứu cánh đi nữa. Thì thực ra nó cũng được un đúc, góp nhặt được nhiều người, nhiều ý niệm mà hình thành nên. Từ đó người ta lấy những ý niệm đó đặt thành ngôn từ kinh nghiệm giảng dạy. Rồi đến hôm nay chúng ta cứ mải mê chạy theo hình danh sắc tướng, ngôn ngữ đó rồi chấp dính si mê, lấy cái đó bảo rằng do của mình mà có.
Những cái ta thấy được, ta nghe được, thọ cảm được đều biết được. Đó gọi là sở tri chướng. Chúng ta bao năm qua, bao đời, bao kiếp lặn lội, trôi nổi trong sinh tử luân hồi, lấy cái đó để là sự sở tri chướng của mình, lấy cái giả vọng tưởng đó để đi tìm cái chân. Thì không có bao giờ, không được bao giờ. Khi chúng ta lấy những thứ đó phải luôn tỉnh giác, nhớ nghĩ đến lời đức Phật, chư Tổ giảng dạy, mà ngay nơi đó hãy thong thả tỉnh giác, quán soi sự vật để biết rõ bản tánh chân thật thanh tịnh của vạn pháp. Hãy buông xả những điều đã học, biết sự giả hợp của vạn pháp hình thành hư huyễn. Ngay đó tỉnh giác không chấp, không bỏ. Để chúng ta thoải mái nhẫn nhục đợi thời duyên chín mùi, khế hợp với bản tánh thanh tịnh. Ngay nơi đây người hành giả, nên tự niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vì 9 chữ thần chú này, nó cũng không có nghĩa gì để người hành giả bận tâm, chấp dính vào nó. Ngay nơi đó tâm người hành giả sẽ sanh một cảm giác nhè nhẹ, do thọ nhập thần chú trì niệm, từ từ thọ nhập trì niệm đó, nó sẽ sanh một lực vô hình không từ đâu đến, không phương hướng. Cái lực đó sẽ giúp cho nội thức niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Thật vi tế nhỏ nhiệm, khi nội thức hình thành nội niệm này rồi, thì cái biết sẽ có mặt trong từng sát na, cái biết đó không một cũng không, hay không đến không lui, không sanh không diệt. Ngay đây:

Hoặc Phải Hoặc Quấy Người Chẳng Biết,
Thuận Hạnh, Nghịch Hạnh Trời Khó Xét.
Ta Đã Từng Qua Bao Kiếp Tu,
Nào Phải Tầm Thường Cùng Dối Gạt.

Ngay đó với tâm hạnh đó người hành giả buông thỏng tay vào chợ tác phật sự, tùy duyên thuận nghịch mà tới lui. Kinh nói: “Được niệm hay mất niệm không gì chẳng phải là giải thoát. Pháp thành, pháp phá đều là niết bàn. Trí tuệ ngu di đều thông làm bát nhã, pháp thành tựu của Bồ tát, ngoại đạo cũng là Bồ đề”.

Ngay nơi đó người hành giả họ tự điều phục lấy mình, vì họ biết rõ hành trạng của chư pháp, làm bất cứ điều gì cũng phải ngay nơi tâm họ an lạc, không phân biệt dính mắc một mảy may nào cả. Thuận nghịch tự điều phục chỉ một một đích làm lợi lạc cho chúng sanh, thể hiện phật pháp vạn tượng, vạn pháp.



Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.



PHẨM 41






Chánh văn:


Kiến Pháp Tràng, Lập Tông Chỉ,
Minh Minh Phật Sắc Tào Khê Thị.
Đệ Nhất Ca Diếp Thủ Truyền Đăng,
Nhị Thập Bát Đại Tây Thiên Ký.


Dịch:

Dựng Pháp Tràng, Lập Tông Chỉ,
Rõ Ràng Phật Dạy Tào Khê Đấy.
Ca Diếp Đứng Đầu Lãnh Truyền Đăng,
Tây Thiên Hăm Tám Đời Tổ Kế.






Đức Huyền Giác nói nơi đây đã dựng pháp tràng, lập tông chỉ để giảng dạy, ngài đã thực hiện theo pháp tạng của Chư Phật qua nguồn Tào Khê.

Đức Lục Tổ Huệ Năng là một vị tổ thứ 6 kế truyền. Từ khi Đức Đạt Ma đem mật tạng Thiền tông sang Trung Quốc – Đức Đạt Ma là vị Tổ thứ 28, ngài được kế thừa từ Tổ Bát Nhã Đa La. Sự truyền thừa này nó bắt đầu từ Đức Phật. Ngài đã “niêm hoa Ca Diếp vi tiếu”. Một sự truyền tâm mật tạng từ đời này qua đời nọ. Suốt từ Tổ Ca Diếp đến Đạt Ma là 28 vị. Trong suốt thời gian đó, chư Tổ đã cung dưỡng Phật tánh, trong quý Ngài đã có một sự sống thông suốt từ đời này qua đời khác. Sự sống đó nó cũng là sự sống của muôn thuở từ vô thủy vô chung đến nay nó vẫn sống. Sự sống đó không thể ai đó cho nó sống, không thể ai đó cho nó chết hủy diệt được. Vì sự sống đó là linh thể của thời gian, của không gian của vạn sự, vạn vật. Nó là nguồn để cho cả 3 cõi; Dục giới, sắc giới, vô sắc giới của vạn pháp của trời người sống thể hiện lên. Không có nó thì không có cánh tay của đức Phật dơ cành hoa lên, không có nó thì cũng không có nụ cười của Đức Ca Diếp, và cũng không có tiếng khóc, gió reo, mặt trăng, mặt trời, cái nhướng mày, tiếng thét, rừng núi, trời người, chúng sanh, ngạ quỷ, địa ngục, niết bàn.

Đức Phật đã trao cái ấy chó Ca Diếp, Ca Diếp đã tâm ấn trao lại đến Đức Lục Tổ Huệ Năng, đến đó cho đến nay, cái ấy cũng không thêm, không bớt. Cũng không ai có, cũng không ai cất giữ nó được. Chỉ có như thị, như thị…Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.



PHẨM 42





Chánh văn:

Pháp Đông Lưu, Nhập Thử Thổ,
Bồ Đề Đạt Ma Vị Sơ Tổ.
Lục Đại Truyền Y Thiên Hạ Văn,
Hậu Nhân Đắc Đạo Hà Cùng Số.


Dịch :

Pháp Sang Đông, Vào Trung Quốc,
Bồ Đề Đạt Ma Tổ Thứ Nhất.
Y Bát Sáu Đời Thiên Hạ Nghe,
Người Sau Đắc Đạo Không Kể Xiết.

Ở đây Đức Huyền Giác nói tiếp theo phần truyền thừa Thiền tông từ Đức Đạt Ma sư tổ, đến Đức Lục Tổ Huệ Năng. Sự truyền thừa này bắt đầu từ Đức Bát Nhã Đa La trao giáo pháp này từ Thiên Trúc cho Đức Đạt Ma sư tổ, sang Trung Quốc truyền lại. Ngài sang Trung Quốc truyền cho Đức Huệ Khả, rồi tổ Huệ Khả truyền sang Đức Tăng Xán, cho đến Đức Lục Tổ Huệ Năng. Trong thời gian truyền thừa này, rất nhiều người thọ nhận tu học thành đạo quả. Nhất là ở thời Đức Lục Tổ, giáo pháp Thiền tông được hưng thịnh, cực thịnh:

Người Sau Đắc Đạo Không Kể Xiết.


Sự truyền thừa bằng y bát đến đời Lục Tổ Huệ Năng thì cũng chấm dứt. Khi Đức Đạt Ma sư tổ qua Trung Quốc, vì Ngài là người Ấn Độ để làm tin sự truyền thừa cho thế gian, người đời, Ngài mới bắt đầu lấy y bát làm tín vật chứng minh truyền thừa lại cho Đức Huệ Khả. Đức Huệ Khả là người Trung Hoa đầu tiên thọ nhận Thiền tông này, sự truyền y bát cho 6 đời.

Y Bát Sáu Đời Thiên Hạ Nghe,
Người Sau Đắc Đạo Không Kể Xiết.


Qua đời truyền thừa, đến Đức Lục Tổ Huệ Năng là Thiền tông đã hưng thịnh, người đời đã trọn tin vào giáo pháp Thiền tông rồi, cho nên Đức Lục Tổ không truyền y bát tiếp nữa. Trên là một lý do, và có những lý do cho tâm tham, sân, si của người đời chỉ chấp chặt vào y bát hình tướng kia mà tham cầu. Lòng si mê tham cầu đó đã gây ra biết bao điều tranh chấp, tranh giành. Đức Lục Tổ cũng đã nằm trong hiểm họa đó, cho nên Ngài để tránh những điều đó, muốn chúng sanh hãy quay về với tự tánh thanh tịnh của mình mà tỉnh giác tu học. Còn y bát chỉ là hình thức bên ngoài thôi. Chủ đích là sự tỉnh giác thọ nhận tâm pháp, phật tánh thanh tịnh.

Và điều thứ 3 nữa Ngài không truyền y bát nữa là ở bài kệ của Đức Đạt Ma sư tổ.

Một Hoa Nở Năm Cánh,
Kết Quả Tự Nhiên Thành.


Từ những yếu tố nguyên nhân trên, từ đó trở về sau không con truyền y bát nữa, chứng thực qua lời kệ đó thì thấy từ Ngài Đạt Ma sang truyền cho đúng 5 đời nữa. Trong năm đời này tự nhiên nhiều người biết tới, hiểu thông, học hỏi tự chứng vô số kể và qua năm đời đó được các đời Tổ truyền sang Tổ.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Ma Ni Pát Mê Hùm



Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí




Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:01:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#38 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
PHẨM 12







Chánh Văn:

Cùng Thích Tử, khẩu xưng bần
Thật thị thân bần đạo bất bần,
Bần tắc thân thường phi lũ hạt,
Đạo tắc tâm tang vô giá trân.


Dịch Nghĩa:

Hèn con Phật, miệng xưng nghèo,
Thật đấy, thân nghèo, Đạo chẳng nghèo.
Nghèo át thân thường manh áo vá
Đạo ắt tâm đầy vô giá châu.


Con người nếu đã quyết chí vào sự tu học để tìm được giải thoát thì thân tâm họ luôn luôn nhẹ nhàng, không vướng bận về vật chất, của cải, thân tứ đại giai không tùy duyên hóa độ. Ngày xưa, những vị tu đời khất sĩ chỉ chuyên có một thân mình hằng ngày ôm bình bát đi xin, tối về nằm một tấm phản bằng ván thông nhỏ thấp hẹp, căn phòng đơn giản không có một tiện nghi, phương tiện xe cộ vật chất gì cả.

Ngày xưa, tôi ở chùa Tịnh xá của quí vị Khất sĩ. Lúc đó Hòa thượng Thích Từ Huệ là một vị Hòa Thượng vẫn sống, một đời sống đơn giản, vài cái y áo, một tấm phản, một căn phòng nhỏ hẹp vài mét vuông, một cái bát, đi chân không đầu trần, không có tàng một vật chất của cải nào cả. Lúc đó, tôi đến đây để học thuốc, học nghành y học cổ truyền, sống một đời sống thảnh thơi cùng quí sư. Ngay đó, mặc dù thân có bệnh tật nhưng cuộc sống thấy rất thoải mái. Hằng ngày, ăn cơm chay đạm bạc, trưa chiều tồi vắng ngồi tu học, trì chú tâm an vui. Cuộc sống như thế, nó trải qua trong tôi một thời gian ba, bốn năm. Khi đó, hằng ngày kinh hành ngồi Thiền trì chú trong quanh cảnh, nếp sống như thế. Nó đã giúp tôi không tham cầu trong chuyện tu học, không si mê quá trong quyền năng pháp tu. Hằng ngày, sau công việc, buổi sáng cứu giúp bệnh nhân rồi mạnh ai nấy tu hành. Trong khoảng thời gian đó, tôi lặng lẽ cứ ngồi, cứ kinh hành, hằng ngày trì chú chuẩn đề trên 70, 80 xâu chuỗi. Cứ như vậy, cứ như vậy mà tôi bớt bệnh dần, tâm không có đau khổ vì đói, no, bệnh tật. Thật là một sự trợ duyên rất lớn trong đời tôi. Đây xin nói ra để biết lời nói của Ngài Huyền Giác là rất hay:

Hèn con Phật miệng xưng nghèo
Thật đấy, thân nghèo, đạo chẳng nghèo!


Thật đấy, con phật thì nghèo vì khi đã trọn hạnh tu giải thoát thì trong chuyện ăn ở. Mặc áo, ăn cơm nó không có làm cho người tu nặng nhọc nữa, áo rách rờn vai nhưng sạch, nhẹ nhàng. Buổi cơm dưa muối, nước lả, chăn giường đủ ấm. Như vậy, quá đầy đủ khiến cho đầu óc tâm thức không bị xáo trộn lo nghĩ những điều trên tâm thanh nhẹ nhàng, ánh trăng, cành liễu, đóa hoa suối. Những cái đó nó đến với người hàn sĩ trên như những món quà quí, thanh thoát. Nó đem lại sự an lạc, chân hạnh phúc. Ngay chỗ đó, cái vốn sẵn có đó không một ai là lấy cấp của mình cả. Cho nên, an nhàn tự tại, cửa nhà cũng không cần đóng lại, không lo mất trộm.

Nếu cuộc sống của người hành giả cứ tu trì, thể hiện hạnh tu như thế thì tâm ta từ từ sẽ xả đi sự tham đắm của ngũ dục, tiền bạc, danh vọng. Bớt đi những dính mắc vào tâm, bớt đi lòng ngã mạn mà tâm thanh tịnh tu học. Cứ nhẹ nhàng như thế, cuộc sống đơn giản, ăn uống đạm bạc. Mặc cho từng giờ, từng phút “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” hãy tự để cho nó nổi lên trong tâm ta. Cứ đến, rồi đi chỗ nào cũng có “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Được như thế, ngay đây, cuộc đời này cũng an lạc, vui vẻ thật sự. Ngay thật tại này, vẫn an lạc, vui vẻ, thật sự vẫn an lạc được, không cần đi đâu xa. Cứ như thế đến một ngày nào đó “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” trở thành vạn pháp. Ta và Thần chú cùng vạn pháp là một. Cái một đó cũng không còn thấy. Cũng như thế, ngày ấy cũng như thế! “Nam mô thất câu chi Phật Mẫu Chuẩn đề”

Chơn lý vốn không tên
Nhơn tên bày chơn lý
Nhận được pháp chơn thật
Chẳng chơn cũng chẳng ngụy”

“Nghèo ắt thân thường manh áo vá.
Đạo ắt tâm đầy vô giá châu”


Thân chúng ta nghèo, áo quần vá nhiều mảnh nhưng tâm an nhàn, trí huệ luôn soi thấu thấy tất cả Pháp chơn thật, không dính mắc vào một nhiễm tịnh, thiện ác nào cả luôn tâm an lạc, tự do, tự tại.

Những cái gì xung quanh ta nó đều nói lên vạn pháp thanh tịnh. Từ tự tâm thanh tịnh mà ra. Nó là một kho báu, một viên ngọc trân châu vô giá. Cứ đi viên ngọc đó cũng sáng, nói, ăn, ngủ. Mỗi cái đều chiếu sáng khắp mọi nơi, không bao giờ lu tắt cả. Đó là viên báu trân châu vô giá từ vô thủy, vô chung đến nay.


Mê ngộ như ẩn như hiện
Tối sang chẳng rời nhau
Nay trao pháp ẩn hiện
Chẳng một cũng chẳng hai


Tổ Phú Na Dạ Xa



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 11:19:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
Quang Tue  
#39 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Không một pháp có thể được, mới hay dựng muôn pháp!
ThanhHung  
#40 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết



Phẩm 13


Chánh Văn:

Vô Giá Trân, Dụng Vô Tận
Lợi Vật Ứng Cơ Chung Bất Lận
Tam Thân Tứ Trí Thể Trung Viên
Bát Giải, Lục Thông Tâm Địa Ấn


Dịch Nghĩa :

Vô Giá Châu Dùng Không Hết
Lợi Người Lợi Vật Nào Lẫn Tiếc
Ba Thân, Bốn Trí Thể Tròn Đầy
Tám Giải, Lục Thông Tâm Ấn Hiệp


Chúng sanh cứ mãi chạy lo theo ngũ dục, mong cầu sự lợi ích ở bên ngoài, không có những sự tự quán soi lại ngay tâm mình, cũng như người cũng tử cứ chạy tầm cầu hạnh phúc ở bên ngoài, mãi đến một lúc mới nhớ lại viên ngọc quí báu của mình ngay bên vạt áo. Ngay bài luận này Đức Huyền Giác cũng lại một lần nữa chỉ cho chúng ta thấy ngay tự tánh thanh tịnh của mình trong đó vô vàn châu báu, ngọc ngà quí giá. Hãy trở về với tự tánh thanh tịnh đó để ban tặng cho mọi người, mọi vật.

Chư Phật, Bồ Tát, Tổ Thầy trong vô lượng kiếp cũng đã từng bố thí phơi bày tất cả để chỉ bày cho chúng sanh hướng theo con đường chánh giác, quí ngài đã từng thệ nguyện ở lại thế gian vô lượng kiếp cho đến khi nào không còn một chúng sanh nào nữa, thì ngay nơi ấy nhập niết bàn. Trong vô lượng kiếp làm lợi ích chúng sanh như vậy, nhưng bản tâm thanh tịnh vẫn như nhiên đâu có hao mòn.

Vô Giá Châu Dùng Không Hết
Lợi Người Lợi Vật Nào Lẫn Tiếc


Ngài Huyền Giác dùng hai câu thơ trên để nói lên sự bố thí ba la mật – Sự bố thí không ngăn mé, từ bi vô bờ bến, nó khong còn nằm trong không gian và thời gian nữa, mà nó chỉ nằm trong bản tâm thanh tịnh của Quí Ngài thể hiện trí huệ chân thật. Trí huệ chân thật là của báu của tự tánh, tự tánh thanh tịnh đó nó có mãi từ vô thủy vô chung cho đến không có gì làm cho nó hoại diệt cả, nó đầy đủ tính kim cang. Cho nên nó đầy đủ của báu.

Đức Triệu Châu cũng đã từng nói: “Trước khi có thế giời là đã có tự tánh này, khi thế giới hoại tánh này cũng chẳng hoại”. Cho nên người tu trở về với tự tánh thanh tịnh này thì lợi người, lợi chúng sanh vô cùng tận.

Cũng trong bài luận này Ngài đưa ra: “Ba Thân Bốn Trí Thể Tròn Đầy”. Câu này cũng nói lên tự tánh thanh tịnh của mình, khi đã thể hiện tự tánh thanh tịnh rồi, thì “ Tám Giải Lục Thông Tâm Ấn Hiệp”.

Ngay đây chúng ta lần lần sẽ thấy ba thân hiện rõ thể hiện ra: Pháp thân – Báo thân - Ứng hóa thân – Tứ trí – Diệu Quan sát trí – Thành sở tác trí – Bình đẳng tánh trí – Đại viên cảnh trí. Tất cả những thân trí này nó cũng đều nằm trong tâm ta cả. Tất cả các pháp niệm tưởng đến lui tâm thanh tịnh không dính nhiễm, lời nói của Đức Lục Tổ Huệ Năng là: “ Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự vật là tánh”. Đó có phải pháp thân chúng ta không? Ngài Lục Tổ cũng nói: “ Pháp thân thanh tịnh là tánh của ông - Báo Thân Viên Mãn Là Trí Của Ông – Hóa thân ngàn trăm ức là hạnh là đại viên cảnh trí”.

Qua những ý niệm trên chúng ta thấy trong phép tu mật chú Chuẩn Đề - Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Khi người hành giả chuyên tu sâu kín miên mật cũng sẽ thể hiện tam thân tứ trí, khi tất cả những vọng tưởng mọi vật, mọi ý niệm đến trong tâm ta, hay nói đúng hơn trong quá trình tu học trì niệm: Úm Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Những vọng tưởng ý niệm đó nó lóe lên chuẩn bị đạo diễn, dẫn tâm thức ta đi lung tung, thì ngay đó ta hãy lắng nghe thấy ngay niệm tưởng đó thể hiện lên: Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Tu như vậy một lúc ý niệm mật chú Chuẩn Đề sẽ từ từ hóa giải niệm tưởng trên. Khi tất cả trong tâm ta những niệm tưởng đã được hóa giải thành : Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm, thì ngay lúc đấy mọi việc đều bình đẳng. Đó là Diệu quan sát trí. Đã quán soi tất cả sự vật không còn phân biệt nữa, mọi ý niệm đều bình đẳng thì ngay đấy Thành Sở Tác Trí – Bình Đẳng Trí. Đến khi mọi vọng niệm và mật chú Chuẩn Đề là một, thì ngay nới đó là Đại Viên Cảnh Trí. Một sự sáng suốt viên tròn vô bờ bến. Khi bốn trí đã thể hiện như vậy rồi thì Pháp thân thanh tịnh, tức là đã trở lại với chính bản tánh thanh tịnh của mình, khi đã trở về với bản tánh thanh tịnh của mình rồi, thì tất cả vạn niệm, mọi vật vạn pháp đều hóa thân của mình, vì chỗ nào có cái thể hiện của cái biết của mình ở đó “ Hóa thân ngàn muôn ức là hạnh của ông”, và tất cả đều trở về với bản thân thanh tịnh, vạn niệm, vạn vật, vạn pháp đều lợi ích cho chúng sanh cả gọi là báo thân.

Còn 8 giải tức là bát giải thoát.

1. Trong có sắc tưởng, ngoài quán sắc để giải thoát trong tâm ta ngày đêm tơ tưởng đến sắc dục, ngũ dục, tất là bên trong có sắc tưởng. Để trừ cái này Phật pháp đã đưa ra những phép quán bất tịnh, như thân hư hoại thành vòi dục dơ bẩn, sanh, lão, bệnh tử để chán sợ cái thân kia mà tu học giải thoát.

2. Trong không sắc ngoài quán sắc để giải thoát, ở giai đoạn này người hành giả chuyên tu ở bên trong bỏ được sắc ngũ dục. Nhưng với tập nghiệp nhiều đời nó dính trong căn trần, khi chạm sắc lòng lại nổi lên tham động si mê. Cho nên ở đây nói là quán những sắc ở bên ngoài đó làm cho thấy được sự hòa hợp, giả hợp, nhơ nhớp thì mới bỏ được mà tu học.

3. Tịnh giải thoát thân chúng cu túc trụ:
- Ở trên thì dạy ta quán bất tịnh để tu học. Còn ở đây dạy ta quán tịnh lại để tu giải thoát, có nghĩa rằng những phép quán kia cho ta thấy thân tâm bất tịnh rồi, nhưng ở đây đừng chấp dính vào hình ảnh phương pháp kia mà lầm cho tâm mình động. Hãy thấy tất cả đều là giả hợp không nhất định gì cả. Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

4. Không vô biên xứ giải thoát:
– Tức là ngay tâm thức này, chúng ta tu tập nhưng đừng dính mắc vào pháp, vào sắc nào cả. Lướt bỏ nhẹ nhàng trên sắc và sự tưởng tượng của mình. Ngay nơi đây không có sắc cũng không có tưởng đối tượng gì cả.

5. Thức vô biên xứ giải thoát:
– Ngay nơi đây hành giả tiến lên thêm sự quán soi bỏ đi, tức thì ngay đó cái tâm không vô biên đó để chỉ tiến vào thức vô biên.

6. Vô sở hữu xứ giải thoát:
- Phương pháp tu càng ngày càng lúc xả bỏ đi những gì chúng ta đã đến, tiến lên bước nữa là xả bỏ đi tâm thức vô biên để vào vô sở hữu xứ giải thoát. Từ ngữ ở đây rất phức tạp, phương pháp tu cũng vậy, người hành giả ở những bậc này hãy luôn tỉnh giác niệm: Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Niệm mà không niệm để cho tất cả an nhiên, để cho cái an nhiên đó nó niệm.

7. Phi tưởng phi tưởng xứ giải thoát:
– Ngay đây cũng quên đi cái an nhiên, tự niệm: Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Mặc dù bỏ vậy nhưng cũng có cái biết tự niệm vi tế trong đó. Cho nên cũng chưa đạt gì giải thoát.

8. Diệt thọ tưởng định thân tác chứng cu túc trụ:
- Tức cái mức thứ 8 này là vượt qua phi phi tưởng, bỏ đi thọ, tưởng để vào diệt tận định giải thoát. Ngay nơi đây cái tâm của mình cũng diệt, tâm sở cũng diệt thành tựu giải thoát.

Qua những chi tiết trên, trong bát giải thoát kia cũng nằm trong tâm ta cả, tất cả pháp đều trong tâm.

Sáu thông là:
1. – Thiên nhãn thông: Con mắt của cõi trời thấy không ngăn ngại.
2. – Thiên nhĩ thông: Tai cõi trời nghe không ngăn ngại suốt từ xa.
3. – Tha tâm thông: Rõ thấu tâm người.
4. – Túc mạng thông: Nhớ lại những kiếp sống về trước
5. – Thần túc thông: Xử dụng năng lực bay nhảy biến hóa.
6. – Lậu tận thông: Sạch hết phiền não.
Tất cả 6 thông kia cũng nằm trong tâm ta.

Bài viết này của Ngài Huyền Giác nói là tất cả pháp cũng đều nằm trong tâm tánh thanh tịnh, không ngoài tự tánh, tự tánh thanh tịnh nhưng đầy diệu dụng. Cho nên nó là kho báu vô giá.

Chuyển mình một nhảy khỏi lửa vòng
Muôn việc đều không vào mắt không
Ba cõi thênh thang tâm sáng rỡ
Vầng trăng Tây lặn, nhật lên Đông


Tuệ Trung Thượng Sĩ




Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 11:27:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
3 Trang<123>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.